Minh bạch trong thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 41)

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo tự do hóa thương mại, WTO đòi hỏi các cơ quan chính quyền không được can thiệp, có những hành động bóp méo thị trường, không làm xấu đi tình trạng như đã cam kết. Các cơ quan nhà nước phải thực sự là người đảm bảo cho sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Các quy định này thường tập trung vào các quy định có liên quan đến vấn đề doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, tự vệ, chống bán phá giá, cấp phép đầu tư, những điều kiện về xuất, nhập khẩu, các thủ tục hành chính,.. và đòi hỏi phải có một nền hành chính minh bạch, một nền tư pháp độc lập, vô tư, công bằng, đảm bảo để có những phán quyết không phân biệt đối xử với bất cứ doanh nghiệp của thành viên nào.

Điểm b khoản 3 Điều X GATT 1994 quy định: Mỗi bên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập, sớm nhất có thể, các toà án và thủ tục về chấp pháp, trọng tài hay hành chính cũng như các nội dung khác, có mục đích xem xét và điều chỉnh khẩn trương các hành vi hành chính trong lĩnh vực hải quan. Các cơ quan xét xử và các thủ tục đó sẽ độc lập với các cơ quan hành chính được giao nhiệm vụ thực thi và các quyết định xét xử sẽ được các cơ quan hành chính đó thi hành và có hiệu lực điều chỉnh hành vi chính quyền, trừ khi có kháng án trong cùng thời hạn kháng án áp dụng với các nhà nhập khẩu; miễn là cấp thẩm quyền trung ương của cơ quan đó có thể có phương thức để xem xét lại vấn đề theo một quy trình khác nếu có lý do chính đáng để tin rằng quyết định đó không đáp ứng các nguyên tắc pháp luật đã hình thành và thực tế vụ việc.

Có thể thấy yêu cầu về minh bạch hóa trong thực thi chính sách pháp luật được xem như một tầng sâu của quy định minh bạch hóa của WTO, rất được chú ý. Bởi về thực chất, thị trường sẽ rất có thể bị méo mó qua lăng kính này nếu việc thực thi không đáp ứng những yêu cầu về minh bạch. Đây cũng là điều rất quan ngại của nhiều đối tác và là vấn đề được nêu ra để làm rõ trong quá trình đàm phán với các nước xin gia nhập. Những vấn đề này liên quan nhiều đến vấn đề hàng rào phi thuế quan đối với thương mại quốc tế. Những quy định về minh bạch trong thực thi pháp luật được quy định rất nhiều trong các Hiệp định có liên quan của WTO nhằm thực thi các cam kết của các bên đối với các Hiệp định này.

Nội dung yêu cầu về minh bạch trong thực thi chính sách pháp luật có thể nói là rất rộng, nhưng những yêu cầu quan trọng nhất, được nhắc nhiều và cũng được các bên quan tâm đó là việc thực thi nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản của WTO về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia; không làm xấu đi tình trạng đã cam kết bởi những rào cản; và phải có nền hành chính minh bạch, tách rời giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của nhà nước, có nền tư pháp độc lập, vô tư, giải quyết nhanh chóng những tranh chấp thương mại, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý hành chính.

Chương 2

Một phần của tài liệu Minh bạch trong WTO và việc thực thi của Việt Nam (Trang 41)