Tập quán quốc tế về thương mạ

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 29)

Tập quán quốc tế về thƣơng mại cũng là nguồn luật của HĐMBHHQT. Tập quán thƣơng mại là những thói quen thƣơng mại đƣợc công nhận rộng

rãi. Những thói quen thƣơng mại sẽ đƣợc công nhận và trở thành tập quán thƣơng mại khi thỏa mãn ba yêu cầu sau:

- Là một thói quen phổ biến, đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và áp dụng thƣờng xuyên.

- Về từng vấn đề và ở từng địa phƣơng, đó là thói quen độc nhất. - Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà ngƣời ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thông thƣờng, các tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc chia thành ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thƣơng mại quốc tế chung và các tập quán thƣơng mại khu vực.

Tập quán thƣơng mại quốc tế chung là các tập quán thƣơng mại đƣợc nhiều nƣớc công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực: các điều kiện thƣơng mại quốc tế do Phòng thƣơng mại quốc tế tập hợp và soạn thảo (gọi tắt là Incoterms 1953 - 1980 - 1990 - 2000) trong đó quy định các điều kiện thƣơng mại khác nhau (nhƣ điều kiện FOB, CFR...) đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới thừa nhận và áp dụng.

Các tập quán thƣơng mại khu vực (địa phƣơng) là các tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc áp dụng ở từng nƣớc, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ, ở Hoa kỳ cũng có điều kiện FOB nhƣng theo điều kiện FOB Hoa Kỳ, nghĩa vụ của ngƣời bán sẽ nặng hơn nhiều (nhƣ ngƣời bán phải thuê tàu hộ ngƣời mua) so với nghĩa vụ của ngƣời bán FOB trong Incoterms 1990.

Trong các loại tập quán quốc tế về thƣơng mại Incoterms là một loại có nội dung bao hàm nhiều nhất, phạm vi sử dụng rộng rãi nhất và ảnh hƣởng lớn nhất.

Ngoài ba nguồn nói trên, thực tiễn buôn bán của các nƣớc phƣơng Tây còn thừa nhận cả án lệ và các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghiệp làm nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thƣơng.

Tập quán quốc tế về thƣơng mại sẽ đƣợc áp dụng cho HĐMBHHQT trong các trƣờng hợp:

- Khi chính HĐMBHHQT quy định.

- Khi các điều ƣớc quốc tế liên quan quy định.

- Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có hoặc có nhƣng không đầy đủ, còn khiếm khuyết về vấn đề tranh chấp, về vấn đề cần đƣợc điều chỉnh.

Trong ba trƣờng hợp trên, tập quán thƣơng mại quốc tế sẽ đƣợc áp dụng để điều chỉnh HĐMBHHQT.

Tuy nhiên, cần chú ý là: vì tập quán quốc tế thƣờng có nhiều loại cho nên, để tránh sự nhầm lẫn hoặc sự hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó. Khi áp dụng tập quán thƣơng mại quốc tế, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Bởi vậy, sẽ là thuận lợi nếu ngƣời bán và ngƣời mua có đƣợc thông tin đầy đủ về tập quán thƣơng mại khi họ bƣớc vào đàm phán ký kết HĐMBHHQT. Tập quán quốc tế hoặc thông tin về các tập quán quốc tế có thể tìm ở sách báo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thƣơng mại, ở các cơ quan đại diện Thƣơng mại của Việt Nam nằm ở nƣớc ngoài...

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 các bên trong hợp đồng đƣợc thỏa thuận áp dụng mọi điều ƣớc và tập quán thƣơng mại quốc tế nếu điều ƣớc hoặc tập quán thƣơng mại đó không trái với các nguyên tắc cơ bản pháp luật Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)