Tên hàng (đối tƣợng của hợp đồng mua bán)

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 58)

Tên hàng là một điều khoản có ý nghĩa pháp lý cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong buôn bán quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa thƣờng đƣợc ký kết bởi các bên ở xa nhau theo cách thức ký kết gián tiếp. Trƣờng hợp các bên trực tiếp xem hàng, thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa rất hiếm khi xảy ra, do đó nếu không có điều khoản tên hàng thì các bên rất khó có thể thực hiện đúng hợp đồng. Đồng thời, điều khoản tên hàng còn có ý nghĩa khi giải quyết tranh chấp. Nếu bên bán giao hàng không đúng là hàng hóa có tên trong hợp đồng thì bên mua có quyền không nhận hàng, đòi hỏi thƣờng thiệt hại thậm chí có quyền hủy hợp đồng với lý do bên bán đã vi phạm một trong những điều kiện chủ yếu của hợp đồng.

Nội dung của điều khoản tên hàng:

Tên hàng có thể hiện dƣới hình thức tên thƣơng mại, tên khoa học, tên thông thƣờng của hàng hóa. Ngoài ra, để tên hàng rõ ràng ngƣời ta có thƣờng ghi thêm vào tên hàng các thông tin nhƣ: tên địa phƣơng sản xuất, tên công ty, quy cách chính của hàng hóa đó.

Khi ghi tên hàng hóa trong hợp đồng cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Tên hàng phải đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng.

- Nếu hàng hóa có nhiều tên gọi khác nhau thì nên sử dụng tên gọi thông dụng của hàng hóa tên thị trƣờng quốc tế để tiện cho việc hợp đồng. Khi sử dụng tên hàng mang tính địa phƣơng, tên hàng đƣợc dịch từ một ngôn ngữ nào khác các bên phải có sự nhận thức thống nhất về hàm nghĩa của nó trong quá trình đàm phán trƣớc khi ký kết hợp đồng, tránh sự hiểu lầm từ một trong hai phía.

- Trong trƣờng hợp những hàng hóa có nhiều tên mà biểu thuế quan, cƣớc phí vận chuyển của tàu chợ hoặc quy định hạn chế xuất nhập khẩu đối

với mỗi tên của hàng hóa này khác nhau thì phải chú ý chọn loại tên nào có lợi nhất cho mình thì sử dụng.

2.3.2. Số lƣợng

Là một trong những điều khoản chủ yếu của HĐMBHHQT. Theo công ƣớc Viên 1980 hoặc theo luật của hầu hết các nƣớc trên thế giới thì giao hàng theo đúng số lƣợng đã thỏa thuận là nghĩa vụ cơ bản của bên bán. Nếu bên bán không giao hàng theo số lƣợng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể đòi bồi thƣờng thiệt hại, phạt hợp đồng... Thậm chí, pháp luật một số nƣớc quy định rất khắt khe về vấn đề vi phạm điều khoản số lƣợng. Theo luật bán hàng 1979 của Anh thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng giao không đúng số lƣợng đã thỏa thuận [21, tr. 21]. Theo Luật Thƣơng mại Việt Nam thì nếu bên bán giao hàng thiếu bên mua có thể áp dụng các chế tài nhƣ: Buộc thực hiện đúng, phạt vi phạm, đòi bồi thƣờng thiệt hại, hủy hợp đồng. Vì vậy, việc ký kết điều khoản số lƣợng là rất quan trọng đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)