Quy cách, phẩm chất của hàng hóa là tổng hợp những tính chất bên trong (hóa tính, lý tính, tác dụng...) đặc điểm bên ngoài (hình dáng, kích thƣớc, sâu sắc...) của hàng hóa.
Trong quá trình đàm phán, ký kết cũng nhƣ thực hiện hợp đồng, các bên đặc biệt rất quan tâm đến quy cách, phẩm chất của hàng hóa. Giao hàng đúng chất lƣợng nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán. Công ƣớc Viên 1980 về MBHHQT cũng nhƣ pháp luật của hầu hết các nƣớc trên thế giới đều cho phép ngƣời mua áp dụng những chế tài nặng nề nhất (nhƣ từ chối nhận hàng, hủy hợp đồng) nếu bên bán không thực hiện đúng điều khoản chất lƣợng của hợp đồng. Do đó điều khoản về quy cách, phẩm chất có ý nghĩa rất lớn với cả bên bán và bên mua trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Để xác định chính xác quy cách, phẩm chất của hàng hóa, trong buôn bán quốc tế ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp nhƣ: dựa vào mẫu hàng, dựa vào tiêu chuẩn phẩm cấp cửa hàng hóa, dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng, dựa vào tài liệu kỹ thuật...
Khi ký kết điều khoản quy cách, phẩm chất trong HĐMBHHQT cần chú ý các điểm sau đây:
- Phải vận dụng chính xác các phƣơng pháp biểu thị chất lƣợng và sử dụng phƣơng pháp thích hợp nhất đối với đặc tính hàng hóa. Nhìn chung, nếu mặt hàng nào có thể nói rõ chất lƣợng của chúng thông qua chỉ tiêu khoa học thì nên dùng phƣơng pháp xác định chất lƣợng dựa vào tiêu chuẩn, dựa vào hàm lƣợng các chất có trong hàng hóa, dựa vào quy cách... Những mặt hàng nào khó đặt ra quy cách và tiêu chuẩn không thể dựa theo các chỉ tiêu khoa học thì mới dùng phƣơng pháp xác định dựa vào hàng mẫu. Nếu có thể dùng một phƣơng pháp để biểu thị thì không nên dùng hai hoặc nhiều phƣơng pháp để biểu thị.
Đối với một số mặt hàng nhƣ nông sản, khoáng sản... cần quy định linh hoạt, mềm dẻo về điều khoản quy cách, phẩm chất để thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng cách quy định một sai số cho phép. Nếu chất lƣợng của hàng hóa bên bán giao xê dịch trong khoảng sai số cho phép thì bên mua không đƣợc từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu giảm giá. Sai số trên phải đƣợc thể hiện bằng con số cụ thể, tránh sử dụng những thuật ngữ không rõ ràng nhƣ: ƣớc khoảng; trên, dƣới; sai số hợp lý; dễ gây tranh chấp giữa các bên khi giao hàng. Đồng thời cần phải quy định đầy đủ một cách hợp lý các chỉ tiêu quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng hóa vào trong hợp đồng.
2.3.4. Giá cả
Theo quy định của pháp luật các nƣớc trên thế giới thì giá cả là một trong những điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo điều 1583 Bộ luật Dân sự Pháp thì "việc bán đƣợc xem là sự hoàn thành khi có sự thỏa thuận về vật và giá" [14, tr. 854]. Giá cả chính là điều khoản mà hai bên quan tâm nhất và mặc cả giá thƣờng trở thành điểm căng thẳng trong đàm phán giao dịch bởi vì lợi hại, đƣợc mất của các điều khoản khác đều phản ánh qua giá cả của hàng hóa.