Nó bảo vệ lợi ích của ngƣời nhập khẩu và vì thế nhà nhập khẩu phải có những quan tâm thích đáng tới những vấn đề này. Trong điều khoản này, ngƣời nhập khẩu phải:
+ Xác định phạm vi đảm bảo của người xuất khẩu: ví dụ, cần quy định rõ, ngƣời xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa có khả năng làm việc bình thƣờng, hay đảm bảo hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn ban hành và có khả năng làm việc tốt, hay đảm bảo cả tính hiện đại, tính kinh tế của hành hóa...
+ Xác định thời hạn bảo hành: Ngƣời nhập khẩu phải quy định thời những thời gian hàng hóa đƣợc bảo hành và mốc tính thời gian bảo hành. Thời gian bảo hành có thể dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của ngoài hóa, tập quán của nghành hàng và cả vào tƣơng quan giữa hai bên trên thị trƣờng. Thời gian bảo hành có thể tính từ ngày hàng hóa đƣợc giao cho ngƣời nhập khẩu, hay từ khi đƣa vào khai thác, sử dụng, trong trƣờng hựp hàng hóa là máy móc, thiết bị...
+ Tránh nhiệm của người xuất khẩu trong thời hạn bảo hành:
Ngƣời nhập khẩu phải quy định rõ, trong thời hạn này, nếu phát hiện thấy hàng hóa có những khuyết tật trong phạm vi đƣợc bảo hành hoặc không phù hợp với quy định trong hợp đồng thì ngƣời xuất khẩu phải chịu trách nhiệm nhƣ thế nào (sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thay thế hàng đã giao bằng hàng hóa mới phù hợp với hợp đồng, hoặc giảm giá hàng đã giao...)
+ Người nhập khẩu cũng cần quan tâm đến nơi bảo hành sẽ được thực hiện
Vì những hàng hóa là thiết bị máy móc thiết bị sẽ cồng kềnh, khoảng cách giữa hai bên mua bán rất xa nhau, chi phí vận chuyển lớn... nên không thể lúc nào cũng đƣa hàng hóa đến cơ sở bảo hành ở nƣớc ngƣời xuất khẩu đƣợc.
Ngoài ra, ngƣời nhập khẩu có thể quy định rõ ràng việc phân định chi phí vận chuyển máy móc, phụ tùng thay thế đến nơi bảo hành, chi phí đi lại, lƣu trú của nhân viên bảo hành, hay việc bồi thƣờng các phí tổn trong thời gian hàng hóa là máy móc ngừng hoạt động để sửa chữa, thay thế...