CIF (Cos t Insurance Freight) Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 38)

Ngoài ra, hợp đồng ký kết theo hai loại thuật ngữ này thì ngƣời bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng đúng hẹn chứ không có nghĩa vụ phải đảm bảo hàng đến đích đúng hẹn.

Tuy nhiên thuật ngữ CPT khác với thuật ngữ CFR ở hai điểm chủ yếu sau: - CPT đƣợc áp dụng cho bất kỳ phƣơng thức vận chuyển nào còn CFR chỉ thích hợp với vận tải đƣờng biển hoặc nội thủy.

- CPT lấy địa điểm xa thời điểm giao hàng cho ngƣời vận tải đầu tiên để xác định ranh giới di chuyển rủi ro con CFR lại lấy lan can tàu làm ranh giới.

2.1.5. CIF (Cost - Insurance - Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí cƣớc phí

Theo quy định về CIF: "Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí" có nghĩa là ngƣời bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa đƣợc chuyển qua khỏi lan can tàu tại cảng giao hàng quy định.

Ngƣời bán phải trả tiền hàng và cƣớc phí cần thiết để mang hàng tới cảng dỡ hàng nơi đến nhƣng rủi ro về việc mất mát hƣ hỏng hàng hóa cũng

nhƣ bất cứ chi phí phát sinh thêm do những sự cố xảy ra sau khi giao hàng đã đƣợc chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua kể từ lúc đó. Tuy nhiên, trong điều kiện CIF ngƣời bán cũng phải mua bảo hiểm để phân tán rủi ro cho ngƣời mua về mất mát hoặc hƣ hỏng hàng hóa xảy ra trong thời gian vận chuyển.

Kết quả là ngƣời bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Ngƣời mua nên biết rằng theo điều kiện CIF ngƣời bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Nếu ngƣời mua muốn đƣợc bảo hiểm ở mức cao hơn, thì hoặc là phải thỏa thuận cụ thể với ngƣời bán hoặc tự mình dàn xếp để mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa của mình.

Điều kiện này chỉ sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển và đƣờng thủy nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện CIP [25, tr. 355].

Từ quy định trên của điều kiện CIF có thể thấy rằng: đây cũng là thuật ngữ giao hàng tại cảng bốc xếp nhƣ FOB, tuy nhiên nghĩa vụ của ngƣời bán hàng theo điều kiện CIF nặng nề hơn theo điều kiện FOB. Theo Incoterms 1990, ngƣời bán ngoài việc làm thủ tục thông quan xuất khẩu và thông báo cho ngƣời mua về việc giao hàng còn phải tự mình ký kết các hợp đồng thuê tàu, hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa, trả cƣớc phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Tuy chi phí và trách nhiệm của bên bán tới cảnh đích nhƣng rủi ro đƣợc chuyển dịch từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa vƣợt qua lan can tàu. Theo cách giải thích mà các bản Incorterms đƣa ra thì bên mua phải chịu cả chi phí dỡ hàng tại cảng đích và bên bán chỉ có nghĩa vụ cung cấp mức bảo hiểm tối thiểu với thời hạn bảo hiểm là từ khi hàng hóa vƣợt qua lan can tàu cho đến cảng đích.

Tóm lại, khi sử dụng thuật ngữ CIF trong hoạt động các bên phải lƣu ý những điểm sau đây:

- Ghi chính xác cảng đích phía sau thuật ngữ CIF.

- Incoterms 2000 quy định bên bán không có nghĩa vụ phải cung cấp hợp đồng thuê tàu (mặc dù vẫn phải chịu trách nhiệm trả cƣớc phí).

- Khi ký kết hợp đồng có sử dụng thuật ngữ CIF các bên quy định cụ thể về các vấn đề sau: Biên bản chỉ có trách nhiệm mua những loại bảo hiểm nào, thuê khoang tàu đạt tiêu chuẩn nào và ai là ngƣời chịu cƣớc phí khi dỡ hàng tại cảng đích. Điều này đặc biệt cần thiết khi ký kết hợp đồng với các đối tác Bắc Mỹ bởi vì các nƣớc Bắc Mỹ thƣờng sử dụng các thuật ngữ theo cách giải quyết của "Bản sửa đổi định nghĩa Ngoại thƣơng của Mỹ năm 1941" mà cách giải thích này rất mơ hồ.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)