Thƣơng lƣợng

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 70)

Khi có tranh chấp, trƣớc hết các bên phải tìm cách giải quyết tranh chấp. Điều này xuất phát từ chính lợi ích của các bên và xuất phát từ nguyên tắc quyền tự do định đoạt của các bên (Điều 317 Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005) và hòa giải là phƣơng pháp ít tốn kém và đơn giản.

Tuy nhiên, cần chú ý đến thời hiệu khiếu nại, nếu thƣơng lƣợng kéo dài, qua thời hạn khiếu nại bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi

kiện tại trọng tài hoặc tòa án. Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại đƣợc xác định thời hạn khiếu nại đƣợc xác định tại Điều 318 Luật Thƣơng mại 2005, cụ thể là:

- Thời hạn khiếu nại là 03 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lƣợng hàng hóa.

- Thời hạn khiếu nại là 06 tháng đối với khiếu nại về chất lƣợng hàng hóa. Trong trƣờng hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 03 tháng kể từ ngày hết bảo hành.

- Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trƣờng hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các hành vi vi phạm khác.

2.5.2. Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp mà trong đó các bên trong quá trình thƣơng lƣợng có sự tham gia của các bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hộ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt tranh chấp.

2.5. 3. Trọng tài

Là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua hoạt động của đội ngũ trọng tài viên nhằm đƣa ra một phán quyết về vụ tranh chấp.

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp HĐMBHHQT phổ biến nhất hiện nay do việc giải quyết tranh chấp có nhiều ƣu điểm thỏa mãn đƣợc yêu cầu của các bên đƣơng sự. So với hình thức giải quyết tranh chấp tại tòa án thì hình thức này có các ƣu điểm sau đây:

Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đƣợc áp dụng nếu trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đƣơng sự đã lựa chọn hình thức này để giải quyết tranh chấp. Theo khả năng phán quyết của trọng tài ngƣời

ta phân biệt trọng tài thành hai loại: Trọng tài qui chế (hoạt động thƣờng xuyên) và trọng tài achod (trọng tài vụ việc). Các bên cần cân nhắc xem loại trọng tài nào có lợi hơn đối với mình. Đối với những tranh chấp nhỏ thì nên giải quyết bằng trọng tài adhoc vì về nguyên tắc phí của trọng tài adhoc là thấp nhất.

Đối với tranh chấp về HĐMBHHQT, cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết là trung tâm trọng tài quốc tế mà các bên đã chỉ định. Hiện nay, ở Việt Nam Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (đặt bên cạnh phòng Thƣơng mại - Công nghiệp Việt Nam) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT. Để đảm bảo cho phán quyết của trọng tài thi hành nghiêm chỉnh, các quốc gia đã ký kết hoặc tham gia các điều ƣớc quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài. Việt Nam đã gia nhập công ƣớc NewYork 1958 về phán quyết trọng tài từ ngày 28/7/1995 và ban hành pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài ngày 14/9/1995. Năm 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc ban hành đã cụ thể hóa vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của dân sự của Tòa án, Trong tài nƣớc ngoài tại các Điều 342 đến Điều 374.

Nếu tổ chức, cá nhân có liên quan không tự nguyện thi hành quyết định đó thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập công ƣớc NewYork 1958 về thi hành phán quyết trọng tài có ý nghĩa lớn trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

2.5.4. Tòa án

Khi có tranh chấp phát sinh các bên có thể đƣa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án thƣơng mại của các nƣớc. Tòa án thƣơng mại có thẩm quyền xét xử tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT trong các trƣờng hợp:

Các bên đƣơng sự thỏa thuận giao tranh chấp cho nó xét xử bằng một điều khoản trong HĐMBHHQT hoặc bằng một văn bản riêng.

Điều ƣớc quốc tế đang có hiệu lực trong quan hệ giữa các nƣớc có liên quan trong hợp đồng quy định về việc xét xử đó.

Theo luật pháp Việt Nam nếu các bên không có thỏa thuận hoặc điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp đƣợc giải quyết tại tòa án Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam không tồn tại hệ thống tòa án thƣơng mại, tranh chấp giữa thƣơng nhân Việt Nam và thƣơng nhân nƣớc ngoài phát sinh từ HĐMBHHQT đƣợc giải quyết tại Tòa kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân. Khi xét xử các tòa án chỉ tuân theo thủ tục tố tụng của nƣớc mình còn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là một trong các hệ thống pháp luật sau đây:

+ Luật do các bên đƣơng sự đã thỏa thuận, lựa chọn. + Luật do điều ƣớc quốc tế liên quan dẫn chiếu đến. + Luật do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 70)