Giá cố định: là giá cả đƣợc quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không đƣợc sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác. Cách quy định giá này
có đặc điểm là rõ ràng, cụ thể và tiện tính toán. Tuy nhiên, nó có nhƣợc điểm là tỉnh rủi ro cao do biến động giá cả từ khi ký kết đến khi thực hiện hợp đồng. Do đó, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng phổ biến cho các hợp đồng mua bán bách hóa, các mặt hàng thời hạn chế độ tạo ngắn ngày...
Giá quy định sau: là giá đƣợc thực hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, các bên không quy định giá mà chỉ thỏa thuận thời điểm và nguyên tắc xác định giá trong tƣơng lai. Ví dụ: Giá tính theo giá trên thị trƣờng quốc tế đối với mặt hàng cùng loại tại thời điểm giao hàng.
Giá linh hoạt (giá có thể điều chỉnh lại): là giá đã đƣợc xác định khi ký kết hợp đồng nhƣng có thể đƣợc điều chỉnh lại nếu giá của hàng hóa đó trên thị trƣờng có sự biến động tới một mức độ nhất định (mức độ này do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng) tại thời điểm giao hàng. Hai bên cùng cần thỏa thuận với nhau về nguồn tài liệu để xem xét sự biến động giá cả. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng cho các hợp đồng dài hạn.
Giá di động: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng cho các giao dịch có thời hạn chế tạo lâu dài nhƣ thiết bị toàn bộ tàu biển... Trong hợp đồng ngƣời ta xác định giá cơ sở và nêu phƣơng pháp tính giá di động [33, tr 115].
Tóm lại, khi đàm phán về điều khoản giá cả các bên cần chú ý những điểm sau:
- Phải xem xét kỹ lƣỡng đến các nhân tố ảnh hƣởng đến giá cả nhƣ: chất lƣợng, hàng hóa, cự ly vận chuyển, điều kiện giao hàng và địa điểm giao hàng, số lƣợng ký kết, điều kiện thanh toán và rủi ro biến động tỷ giá hối đoái...
- Phải tranh thủ chọn loại đóng tiền tính giá có lợi nhằm tránh rủi ro mất giá trị đồng tiền, nếu buộc phải chấp nhận đồng tiền tính giá bất lợi thì phải đặt thêm điều khoản bảo đảm giá trị.
- Phải vận dụng linh hoạt các biện pháp quy định giá nhằm hạn chế tối đa rủi ro do biến động giá cả.