Là một bộ phận của thƣợng tầng kiến trúc xã hội, là yếu tố quan trọng thể tách rời của nền kinh tế xã hội, pháp luật thƣơng mại trong đó có các quy phạm điều chỉnh hoạt động MBHHQT, đặc biệt là HĐMBHHQT có thể tác động đến các quan hệ thƣơng mại theo hƣớng thúc đẩy hoặc kìm hãm. Pháp luật có tác động thúc đẩy các quan hệ kinh tế, thƣơng mại phát triển nếu nó phản ánh đúng bản chất của các quan hệ kinh tế, thƣơng mại. Ngƣợc lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nếu nó phản ánh sai lệch về nền kinh tế, làm méo mó các quan hệ kinh tế, hoặc thậm chí không theo kịp sự phát triển của kinh tế, thƣơng mại.
Hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và các quan hệ MBHHQT nói riêng diễn ra hết sức phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Do vậy, để các quy phạm pháp luật về MBHHQT không bị lạc hậu với tình hình thực tế, gây cản trở cho sự phát triển của các quan hệ kinh doanh quốc tế thì đòi hỏi phải thực hiện một loạt các công việc nhƣ:
Tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản điều chỉnh về hoạt động MBHHQT và hoàn thiện hệ thống này mà trọng tâm là chế độ pháp lý về HĐMBHHQT. Việc hoàn thiện chế độ pháp lý HĐMBHHQT vừa phải tuân thủ theo các nguyên tắc của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam nói chung, vừa phải tuân theo các nguyên tắc mang tính đặc thù của pháp luật quốc tế.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thì một trong những vấn đề then chốt hiện nay là làm thế nào để việc triển khai áp dụng các
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có hiệu quả và sát thực tế trong giao dịch thƣơng mại, nhất là trong các quan hệ HĐMBHHQT hiện nay. Những vấn đề này từ lâu đã đƣợc đặt ra, việc giải quyết không thể dứt điểm trong thời gian ngắn nhƣng cũng không cho phép kéo dài quá lâu. Vì vậy, để nhanh chóng khắc phục thực trạng này cần phải có những giải pháp thực hiện hữu hiệu.