Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 68)

hóa quốc tế

Khi vi phạm HĐMBHHQT, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân sự trƣớc trái chủ. Trách nhiệm dân sự đƣợc biểu hiện thông qua bốn chế tài dân sự sau:

- Chế tài phạt:

Luật pháp của tất cả các nƣớc đều cho phép trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu nhƣ trong HĐMBHHQT, hoặc trong các văn bản liên quan, có quy định mức phạt. Mức phạt đƣợc quy định trong hợp đồng có thể có hai loại là phạt do không thực hiện hợp đồng và phạt do chậm thực hiện hợp đồng. Điều quan trọng là các bên đƣơng sự phải có sự thỏa thuận, dự kiến trƣớc về mức phạt trong HĐMBHHQT.

- Chế tài bồi thƣờng thiệt hại:

Nếu nhƣ các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi thụ trái vi phạm hợp đồng, trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái bồi thƣờng thiệt hại. Muốn áp dụng chế tài này, trái chủ phải chứng minh đƣợc những thiệt hại thực tế mà mình gánh chịu. Thiệt hại thực tế này thƣờng bao gồm tổn thất

thực sự và nguồn lợi (lợi nhuận) bị bỏ lỡ. Thụ trái phải bồi thƣờng thiệt hại cho trái chủ theo nguyên tắc "Bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại". Song, thụ trái không phải bồi thƣờng nhƣng thiệt hại "nằm ngoài nhãn quan" của hai bên.

- Chế tài thực hiện thực sự:

Thực hiện thực sự là làm đúng nghĩa vụ hợp đồng, nhằm vào đối tƣợng của hợp đồng. Chế tài nàyđƣợc áp dụng trong hai trƣờng hợp. Thứ nhất, khi ngƣời bán không giao hàng, ngƣời mua có quyền tìm mua hàng của ngƣời bán khác và bắt ngƣời bán cũ bù chênh lệch. Thứ hai, khi ngƣời bán giao hàng kém phẩm chất, ngƣời mua có quyền yêu cầu ngƣời bán sửa chữa khuyết tật của hàng hoặc thay thế hàng xấu bằng hàng có phẩm chất tốt.

- Chế tài hủy hợp đồng:

Đây là chế tài nặng nhất mà trái chủ có quyền áp dụng khi thụ trái vi phạm HĐMBHHQT.

Muốn áp dụng chế tài này, cần tuân theo một số điều kiện nhất định. Điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng đƣợc quy định không giống nhau tùy theo luật pháp các nƣớc. Ví dụ, theo luật của Pháp, khi thụ trái vi phạm HĐMBHHQT, trái chut có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu sự vi phạm đó của thụ trái là sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Tƣơng tự nhƣ Pháp, Công ƣớc Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, cũng đƣa ra điều kiện thụ trái có sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở cho việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng (Điều 49 khoản 1 mục a). Trong khi đó, luật của Anh quy định rằng trái chủ có quyền hủy hợp đồng khi thụ trái vi phạm các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

Luật pháp của tất cả các nƣớc còn quy định rằng để cho việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng có giá trị pháp lý, trái chủ - ngƣời muốn áp dụng chế tài này phải thông báo cho thụ trái biết về việc mình sẽ hủy hợp đồng. Đây cũng là một điều kiện bắt buộc.

Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng sẽ đƣa lại những hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể khi hợp đồng bị hủy hai bên trở lại trạng thái ban đầu: ngƣời

bán trả lại tiền cho ngƣời mua, ngƣời mua trả lại hàng cho ngƣời bán, mọi chi phí liên quan do thụ trái gánh chịu. Nếu hợp đồng đã đƣợc thực hiện một phần hay toàn bộ thì các bên có quyền đòi lại toàn bộ hoặc một phần đã đƣợc thực hiện đó. Mọi chi phí, thiệt hại và các phí tổn thất phát sinh do việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng gây ra đều do thụ trái - ngƣời đã vi phạm cơ bản hợp đồng - gánh chịu.

Muốn áp dụng chế tài hủy hợp đồng, cần thỏa mãn đủ các điều kiện để áp dụng chế tài này theo quy định của luật pháp các nƣớc. Tuy nhiên, khi đã có đủ điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, trái chủ có quyền hoặc là áp dụng chế tài này hoặc có quyền đòi hỏi bồi thƣờng thiệt hại. Việc áp dụng chế tài nào là do trái chủ tự quyết định, căn cứ vào lợi ích của từng chế tài và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài đó đối với bản thân mình.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)