VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Do quy định về tính pháp lý của HĐMBHHQT ở các nƣớc khác nhau cũng có sự khác nhau, vì vậy dẫn đến việc xung đột pháp luật về hiệu lực của HĐMBHHQT. Vì vậy, pháp luật của các nƣớc đã thể chế các quy định nhằm giải quyết các xung đột pháp luật này.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam tại Điều 769:
Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.
Hợp đồng đƣợc giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trƣờng hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5 Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 quy định:
Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó.
Các bên trong giao dịch thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thỏa thuận áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế nếu pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam [11, tr. 11-12].
- Về hình thức của hợp đồng:
Các nƣớc Đông Âu khi xác định tính hợp pháp của hợp đồng thƣờng căn cứ vào luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật mới thực hiện hợp đồng
Đa số các nƣớc Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ đều áp dụng luật mới ký kết hợp đồng. Trong trƣờng hợp hình thức của hợp đồng bị coi là bất hợp pháp tại nơi ký kết nhƣng theo luật nhân thân của các bên hoặc luật nơi có tòa án xét xử tranh chấp là hợp pháp thì hợp đồng vẫn có giá trị về mặt hình thức.
Theo quy định tại Điều 770 của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 về hình thức của hợp đồng dân sự:
Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nƣớc nơi giao kết hợp đồng. Trong trƣờng hợp hợp đồng đƣợc giao kết ở nƣớc ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nƣớc đó, nhƣng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng đƣợc giao kết ở nƣớc ngoài đó vẫn đƣợc công nhận tại Việt Nam.
Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [10, tr. 330].
- Về nội dung hợp đồng.
Đa số các nƣớc nên áp dụng nguyên tắc thỏa thuận để xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng.
Ngoài ra các nƣớc còn áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng. - Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
+ Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng hầu hết các nƣớc áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng.
Điều 405 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định: Hợp đồng đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác [10, tr. 170].
+ Về năng lực chủ thể của các bên trong HĐMBHHQT:
Đa số các nƣớc trên thế giới áp dụng luật nhân thân của chủ thể.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, năng lực chủ thể của ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo các tiêu chí sau:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó có quốc tịch.
Ngƣời nƣớc ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam nhƣ công dân Việt Nam, trừ trƣờng hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác (Điều 761 Bộ luật Dân sự 2005).
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó là công dân, trừ trƣờng hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
Trong trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 762 Bộ luật Dân sự 2005).
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi pháp nhân đó đƣợc thành lập.
Trong trƣờng hợp pháp nhân nƣớc ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đƣợc xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 765 Bộ luật Dân sự 2005).
Chương 3