Thời gian giao nhận hàng là thời hạn mà ngƣời bán hàng cụ thể hoặc một khoảng thời gian xác định mà ngƣời bán phải giao hàng. Ví dụ: giao hàng ngày 31/12/2000, giao hàng tháng 6/2000.
Hợp đồng chỉ quy định chung chung về thời gian giao hàng. Ví dụ: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng sau khi nhận đƣợc L/C. Cách quy định này thƣờng ít đƣợc các bên sử dụng do dễ gây ra tranh chấp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời điểm ngƣời bán giao hàng cho ngƣời mua cũng là thời điểm chuyển quyền sử hữu từ ngƣời bán cho ngƣời mua nếu các bên không có quy định khác. Đồng thời, đây cũng chính là thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Tuy nhiên, theo luật một số nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Pháp... thì thời gian giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa độc lập với nhau bởi vì việc chuyển quyền sở hữu đƣợc thực hiện từ khi hợp đồng đƣợc ký kết.
Thời hạn giao hàng là vấn đề có sự giải thích khác nhau tùy theo mỗi quốc gia: ví dụ ở Mỹ ngƣời ta giải thích "giao ngay" là giao trong vòng 05 ngày kể sau khi ký hợp đồng, "giao gấp" là giao trong vòng 05 ngày đến 10 ngày sau khi ký hợp đồng [34, tr. 120]. Do đó, việc thỏa thuận thời hạn giao nhận hàng cần tính đến sự khác biệt trong quy định của mỗi nƣớc.
Nói tóm lại, khi ký kết HĐMBHHNT các bên nên ghi trong hợp đồng đầy đủ các điều khoản chủ yếu và nên ghi các điều khoản bổ sung cần thiết để hợp đồng đó là hợp pháp, chặt chẽ rõ ràng và dễ thực hiện nhất.