Những giải pháp đối với nghĩa vụ mà người mua (người nhập khẩu) thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 117)

- Về điều khoản bất khả kháng:

3.2.4.1. Những giải pháp đối với nghĩa vụ mà người mua (người nhập khẩu) thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

nhập khẩu) thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Đối với việc mở thư tín dụng (letter of credit - L/C):

Hiện nay có rất nhiều các HĐMBHHQT đã lựa chọn thƣ tín dụng (L/C) là phƣơng thức thanh toán do những ƣu điểm của nó. Khi hợp đồng quy định việc thanh toán đƣợc thực hiện bằng L/C, một trong những công việc đầu tiên mà ngƣời nhập khẩu làm trong bƣớc thực hiện hợp đồng là việc mở L/C. Khi làm thủ tục mở thƣ tín dụng, ngƣời nhập khẩu cần chú ý tới những vấn đề sau: + Thời hạn mở L/C: Ngƣời nhập khẩu nên cân nhắc thời điểm mở L/C, không nên mở L/C ngay sau khi ký kết hợp đồng mua bán vì không loại trừ trƣờng hợp bên bán không có khả năng giao hàng.

Hơn nữa, việc mở L/C quá sớm còn làm cho ngƣời nhập khẩu còn đọng vốn. Tuy nhiên, nếu ngƣời nhập khẩu mở L/C quá chậm sẽ gây khó khăn cho việc giao hàng. Vì vậy, ngƣời nhập khẩu nên lựa chọn một thời hạn mở L/C hợp lý trƣớc ngày giao hàng vừa đủ thời gian để cho ngƣời xuất khẩu chuẩn bị hàng và giao hàng đúng thời hạn, vừa tránh đƣợc việc đọng vốn.

+ L/C nên mở bằng điện hay bằng thƣ.

+ L/C đƣợc mở qua ngân hàng nào: Nếu trong hợp đồng hai bên đã có sự thỏa thuận trƣớc thì ngƣời nhập khẩu phải ghi rõ đơn xin mở L/C. Nếu

chƣa có sự thỏa thuận trƣớc, thì ngƣời nhập khẩu có thể bỏ trống để ngân hàng mở L/C tự lựa chọn một số ngân hàng đại lý của họ.

Xác định loại L/C căn cứ vào quy định của hợp đồng. Ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ và địa chỉ điện tín của ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng.

+ Số tiền của L/C vừa phải đƣợc ghi bằng số, vừa phải đƣợc ghi bằng chữ, số tiền bằng chữ và bằng số phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ và phù hợp với hợp đồng.

+ Thời hạn hiệu lực của L/C:Ngƣời nhập khẩu khẩu phải mở thƣ tín dụng có thời hạn hiệu lực theo đúng thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Nếu ngƣời nhập khẩu mở L/C có thời hạn hiệu lực sai khắc với quy định hợp đồng thì ngƣời xuất khẩu khi kiểm tra L/C thấy sai khác sẽ yêu cầu ngƣời nhập khẩu sửa đổi thƣ tín dụng theo đúng yêu cầu đã quy định trong hợp đồng.

Nhƣ vậy, việc mở L/C có thời hạn hiệu lực đúng với thời hạn hiệu lực đã quy định trong hợp đồng sẽ giúp ngƣời nhập khẩu không mất thời gian sửa đổi và để ngƣời xuất khẩu có ấn tƣợng không tốt về doanh nghiệp của mình.

+ Thời hạn trả tiền của L/C (Date of payment)Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Thời hạn này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu nhƣ trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn của L/C nếu nhƣ trả tiền có kỳ hạn. Song nếu là hối phiếu có kỳ hạn nó phải đƣợc xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.

+ Thời hạn giao hàng (Dade of shipment) cũng đƣợc ghi vào L/C và do hợp đồng mua bán, ký kết giữa hai bên quy định.

+ Chứng từ thanh toán:Mỗi loại chứng từ thanh toán thƣờng qua ba bản, nếu ngƣời nhập khẩu cần nhiều hơn có thể yêu cầu trong L/C. Bộ chứng từ có thể bao gồm:

 Vận đơn đƣờng biển gốc (Original Bill of lading)

 Giấy chứng nhận số lƣợng (Citificate of quantity)

 Giấy chứng nhận chất lƣợng (Certificate of quality)

 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

 Bảng kê chi tiết (Speclfication)

 Phiếu đóng gói (Packing list)

 Bảo hiểm đơn (insurance polist)…

Ngƣời nhập khẩu theo nhu cầu của mình có thể đƣa ra các yêu cầu riêng cho từng loại chứng từ, chẳng hạn 3/3 bản gốc vận đơn sạch đƣờng biển, 2 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ do phòng Thƣơng mại và Công nghiệp cấp, 2 bản gốc giấy chứng nhận phẩm chất do ngƣời sản xuất cấp...

Trong trƣờng hợp khoảng cách giữa ngƣời mua và ngƣời bán gần nhau, hành trình của hàng hóa nhanh hơn hành trình của chứng từ, ngƣời nhập khẩu có thể yêu cầu ngƣời xuất khẩu gửi 1/3bộ B/L gốc cùng với một bộ chứng từ gửi hàng không thể thanh toán đƣợc đến trƣớc để ngƣời nhập khẩu có thể nhận hàng ngay khi hàng đến cảng đích.

Trong trƣờng hợp này ngƣời nhập khẩu cần quy định rằng bộ chứng từ thanh toán mà ngƣời xuất khẩu sẽ xuất trình phải bao gồm cả biên lai chứng minh đã gửi 1/3 bộ L/C gốc cùng một bộ chứng từ gửi hàng không thể thanh toán đƣợc.

+ Về nội dung của hàng hóa:

Tất cả các nội dung về hàng hóa nhƣ tên hàng, trọng lƣợng, quy cách phẩm chất, ký mã hiệu... đều đƣợc ghi một cách cụ thể trong L/C. Tuy nhiên, riêng có quy cách phẩm chất của hàng hóa có thể ghi "nhƣ đã quy định trong hợp đồng số X (As stipulated in the Contract No X") nếu những quy định về quy cách phẩm chất của hàng hóa là rất chi tiết, cụ thể và phức tạp, khó có thể đƣa vào L/C đƣợc.

+ Cách vận tải, nơi giao nhận, nơi bốc hàng... cũng phải đƣợc đƣa vào trong L/C theo nhƣ đã quy định trong hợp đồng mua bán.

+ Số liệu, ngày ký và hai bên ký kết hợp đồng mua bán phải đƣợc ghi rõ vì hợp đồng mua bán là cơ sở để ngƣời nhập khẩu mở thƣ tín dụng.

Cần lƣu ý khi mở L/C, ngƣời nhập khẩu có thể đƣa vào L/C những điểm sửa đổi, bổ sung hợp đồng nếu khi ký kết hợp đồng do sơ suất đã quy định bất lợi cho mình. Nếu ngƣời xuất khẩu nƣớc ngoài không kiểm tra L/C mà giao hàng hoặc kiểm tra mà không yêu cầu sửa đổi L/C thì những điểm sửa đổi bổ sung đó đã đƣợc chấp nhận.

Nhƣng nếu ngƣời xuất khẩu yêu cầu sửa đổi lại L/Cthì ngƣời nhập khẩu phải điện thỏa thuận thêm với ngƣời xuất khẩu, giải thích những điểm sửa đổi bổ sung đó, đề nghị ngƣời xuất khẩu chấp nhận. Còn nếu ngƣời xuất khẩu cƣơng quyết không đồng ý thì ngƣời nhập khẩu cần phải cân nhắc, có thể quyết định theo một trong hai cách:

Cách thứ nhất, sửa đổi L/C để cho ngƣời xuất khẩu giao hàng, nếu không ngƣời xuất khẩu không giao hàng, quy kết ngƣời nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ L/C, tuyên bố hủy hợp đồng, đòi phạt hoặc bồi thƣờng thiệt hại.

Cách thứ hai, nếu sửa đổi L/C thì số thiệt hại lớn hơn so với số tiền phạt do không thực hiện hợp đồng, hoặc mất giá cả hàng hóa vào lúc đó hạ xuống hơn mức tiền phạt thì không nên sửa L/C, chấp nhận trả tiền phạt sau này thì tốt hơn.

Mở L/C là nghĩa vụ theo hợp đồng của ngƣời nhập khẩu (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C). Vì vậy việc thực hiện không đúng (mở L/C chậm), hay không thực hiện nghĩa vị này (không mở L/C)là sự vi phạm hợp đồng của ngƣời nhập khẩu. Nó có thể dẫn tới những hậu quả nhƣ gây thiệt hại cho bên bán, hay làm chấm rứt giao dịch... và ngƣời nhập khẩu nhƣ vậy sẽ phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm do việc vi phạm hợp đồng của mình.

- Đối với thủ tục nhập khẩu:

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nƣớc quản lý nhập khẩu. Thông thƣờng, việc xin giấy phép nhập khẩu là nghĩa vụ theo

hợp đồng của ngƣời nhập khẩu. Nếu không hợp đồng sẽ chấm dứt vì hàng hóa sẽ không đƣợc vƣợt qua biên giới vào Việt Nam, và vì những thủ tục này thuộc nghĩa vụ của ngƣời nhập khẩu, nên ngƣời nhập khẩu sẽ phải chịu mọi tổn thất do rủi ro này gây ra. Vì vậy, ngƣời nhập khẩu trong mọi trƣờng hợp phải cố gắng hoàn tất mọi thủ tục này để tránh các thiệt hại phát sinh sau này.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)