Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 78)

HÀNG HÓA QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN

3.1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hóa quốc tế

Việt Nam là một quốc gia chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Dƣ âm của một thời gian dài quản lý bao cấp vẫn còn ảnh hƣởng đến tƣ duy của nhiều ngƣời và ảnh hƣởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, mở cửa thông thƣơng với các nƣớc trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có thể ví nhƣ một ngƣời đứng sau cánh cửa mà bên ngoài là những điều mới lạ và hấp dẫn. Sự thiếu hiểu biết với bên ngoài, nền kinh tế thị trƣờng đang ở bƣớc chập chững tất nhiên dẫn đến sự thiếu đồng bộ, toàn diện trong hệ thống pháp luật về thƣơng mại, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO và nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực thì pháp luật về hợp đồng thƣơng mại nói chung và luật về HĐMBHHQT nói riêng cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Xét về hợp đồng nói chung, hiện nay có 02 văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về vấn đề này, đó là Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thƣơng mại 2005. Vấn đề hợp đồng trong Bộ luật Dân sự đƣợc quy định khá đầy đủ, cơ bản về hợp đồng áp dụng cho quan hệ dân sự. Sự ra đời của Luật Thƣơng mại 2005 phản ánh một thực trạng khách quan là nền kinh tế thị trƣờng đã hình thành và phát triển ở Việt Nam và hội nhập với nên kinh tế thế giới. Luật Thƣơng mại tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động mua bán hàng hóa và các

dịch vụ có liên quan trên cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng của các thƣơng nhân phù hợp với tập quán quốc tế.

Thực trạng hệ thống luật hiện hành của Việt Nam nói chung Luật Thƣơng mại nói riêng là có quá nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, điều này tạo nên thực tế khó khăn cho công tác áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật. Vì vậy, khi ban hành văn bản pháp luật cần quy định cụ thể hơn tránh quá nhiều các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng việc làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với những hàng hóa pháp luật quy định phải có giấy phép còn mất nhiều thời gian, thủ tục phiền hà và phải qua nhiều cơ quan khác nhau, gây khó khăn cho việc kiểm tra tƣ các chủ thể của cả phía đối tác và cả phía Hải quan Việt Nam khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Khi đề cập đến điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại không thể không nói đến Công ƣớc Viên 1980. Thực tế cho thấy rằng, ngay từ thời bao cấp, trong quan hệ buôn bán với thƣơng nhân của các nƣớc ngoài xã hội chủ nghĩa, do sự hiểu biết của họ về luật Việt Nam chƣa đầy đủ, do sự kém hiểu biết của các Tổng Công ty Việt Nam về luật pháp nƣớc ngoài cho nên để tiết kiệm thời gian đàm phán, để dễ có cơ sở, các Tổng Công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam đã từng chọn Công ƣớc Viên làm luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ mua bán của mình. Nhƣ vậy, Công ƣớc Viên không phải là một điều ƣớc xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, từ lời nói, nội dung đến các quy định của công ƣớc đều thể hiện sự bình đẳng của các quốc gia nói chung và của ngƣời bán với ngƣời mua nói riêng. Công ƣớc còn là kết quả của một quá trình cố gắng và là thành tựu đáng kể của Liên hợp quốc nhằm tiến tới việc nhất thể hóa Luật về mua bán quốc tế, loại bỏ sự cản trở do những quy định quá khác xa nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia trong những vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng giữa ngƣời mua với ngƣời bán. Tuy nhiên, hiện nay nƣớc ta vẫn chƣa gia nhập Công ƣớc này. Do đó, việc tham gia công ƣớc Viên sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các thƣơng nhân tiết kiệm đƣợc thời gian đàm phán, đỡ tốn công sức cho việc tìm

hiểu, tiếp cận với các hệ thống luật của các quốc gia xa lạ. Ngoài ra việc tham gia công ƣớc Viên cũng không làm mất đi quyền đƣợc bảo lƣu, không áp dụng một số điều khoản của công ƣớc nếu thấy cần thiết và đặc biệt, với thủ tục quá rƣờm rà và kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn yếu hiện nay, việc ra đời một Luật Thƣơng mại nhƣ vừa qua cũng mới chỉ tạo những nguyên tắc chung nhất cho mua bán quốc tế. Do đó, trƣớc mắt, cần thiết phải tham gia công ƣớc Viên 1980 nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động MBHHQT.

Nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam hình thành và phát triển trong xu hƣớng hội nhập với khu vực và trên thế giới. Nắm vững đặc trƣng này đòi hỏi khi xây dựng khung pháp luật kinh tế vừa phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện để tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, vừa bảo đảm tính độc lập, tự chủ và đặc điểm truyền thống của Việt Nam.

Khung pháp luật về thƣơng mại Việt Nam phải bao quát đƣợc mọi nội dung nhằm khơi dậy và phát huy nội lực thông qua việc quy định đầy đủ, rõ ràng, trình tự, thủ tục, bảo hộ đầu tƣ trong nƣớc, cũng nhƣ thiết lập cơ chế pháp lý hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và pháp lý để thực sự huy động, phát huy nội lực, gắn với nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, về khung pháp lý điều chỉnh quan hệ HĐMBHHQT ở Việt Nam đã khá đầy đủ nhƣng việc hiểu biết sâu rộng và kỹ năng vận dụng pháp luật vào các hoạt động MBHHQT trong đó trọng tâm là quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện HĐMBHHQT của các chủ thể phía Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nhận thức và mức độ hiểu biết pháp luật về HĐMBHHQT của các chủ thể còn chƣa sâu sắc, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực này chƣa thƣờng xuyên, chƣa rộng rãi.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)