Những cải cách về thể chế tài chính

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 71)

Tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trong việc tạo điều kiện để điều tiết một cách tối ưu các hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và thông qua các định chế tài chính trung gian để phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả vào khu vực tạo ra năng lực sản xuất. Do đó, để phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là cải cách thể chế tài chính cho hội nhập và phát triển. Quá trình này bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp và thị trường tài chính nhằm tạo ra một khu vực tài chính lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo tự do trong khu vực tài chính của Việt Nam.

Đổi mới hệ thống ngân hàng

Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chủ yếu để để phục vụ cho cơ chế kế hoạch tập trung. Đặc điểm cơ bản của hệ thống

8Việt Nam tham các công ước quốc tế về bản quyền như: Công ước Paris năm 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Công ước UPOV năm 1978 và 1991 về bảo hộ các giống thực vật mới; Công ước Bruxell năm 1974 về bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; Công ước Vienna năm 1971 về bảo hộ người trình diễn, người sản xuất các chương trình ghi âm và các tổ chức phát thanh, truyền hình, chống sự sao chép trái phép; và Công ước Washington năm 1989 về sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp.

tài chính ngân hàng trong giai đoạn này là hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động chủ yếu để phục vụ các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ thị của Chính phủ.

Năm 1988, theo Nghị định 53 (3/1988), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ hệ thống đơn cấp, bao gồm cả ngân hàng trung ương và các ngân hàng quốc doanh khác sang hệ thống hai cấp, trong đó ngân hàng trung ương được tách riêng và chức năng hoạt động thương mại được trao cho các ngân hàng thương mại mới. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn chưa hoạt động hiệu quả một khi Ngân hàng Nhà nước vẫn còn bị hạn chế về chức năng và hệ thống quan liêu bao cấp. Năm 1990, khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng Việt Nam được ban hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được trao các chức năng truyền thống như điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hệ thống tài chính, khởi đầu cho một loạt cải cách tài chính tiền tệ ở Việt Nam sau này, tạo điều kiện cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính, ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ và thực hiện cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, với phương châm thực hiện đa dạng hóa về loại hình ngân hàng, về sở hữu, từng bước tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ.

Đến nay, hệ thống ngân hàng 2 cấp của Việt Nam đã được xây dựng và đổi mới trong hoạt động. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước có hội sở Trung ương tại Hà Nội và có các chi nhánh tại các tỉnh, thành; Các ngân hàng thương mại gồm 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh tiền tệ trong hệ thống còn có các công ty tài chính, các văn phòng đại diện của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Cùng với đổi mới mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, trong đó chính sách tín dụng hướng vào các mục tiêu như chuyển chính sách lãi suất thực âm sang chính sách lãi suất thực dương; mở rộng tín dụng cho mọi thành

phần kinh tế; tăng cường tín dụng trung và dài hạn v.v nhằm nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống.

Hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam

Chủ trương thành lập thị trường tài chính được thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến hết năm 1994, các thị trường tiền tệ lần lượt ra đời. Sự ra đời của các thị trường này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Một mặt, tạo ra thị trường vốn ngắn hạn cho nền kinh tế; mặt khác, tạo ra các công cụ gián tiếp để Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường.

Năm 1995, thị trường trái phiếu kho bạc Nhà nước và năm 2000 thị trường chứng khoán lần lượt ra đời và đi vào hoạt động khiến cho cấu trúc thị trường tài chính của Việt Nam trở nên đa dạng hơn.

Thị trường tiền tệ Việt Nam bắt đầu hình thành với các thị trường bộ phận là thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền gửi và thị trường trái phiếu kho bạc.

Thị trường liên ngân hàng gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngày 7/10/1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời và đi vào hoạt động. Năm 1994, Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ bán buôn, đáp ứng nhu cầu vốn thỏa dụng của các tổ chức tín dụng và thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Việc chuyển từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang ngân hàng 2 cấp là điều kiện cho sự ra đời của thị trường liên ngân hàng.

Thị trường tín phiếu kho bạc ra đời và hoạt động từ năm 1995, là kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Từ năm 2000, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc đã trở thành hai hàng hóa chủ yếu cho nghiệp vụ thị trường mở. Tháng 7/2000, thị trường mở ra đời và đi vào hoạt động để điều tiết vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời tại thành phố Hồ Chí Mịnh tháng 7/2000. Đến năm 2004, trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội cũng đi vào hoạt động. Hiện nay, Luật Chứng khoán đang được Quốc hội thảo luận thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Luật Chứng khoán sẽ là cơ sở pháp lý để hình thành mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và ổn định, đồng thời tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)