Những thành tựu trong lĩnh vực tự do hoá thương mại

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 88)

Có thể nói, các chính sách cải cách thương mại theo hướng tháo gỡ dần các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu được nhà nước xây dựng, hoàn thiện và đưa vào thực hiện trong thời gian qua đã mang lại nhiều thành tựu khá ngoạn mục, xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Thương mại đã phát triển khá nhanh cả về giá trị, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu tăng

gấp 16 lần, từ hơn 2 tỷ USD năm 1991 lên hơn 32,2 tỷ USD năm 2005, nhập khẩu cũng tăng gấp 16 lần từ 2,3 tỷ năm 1991 lên 36,8 tỷ năm 2005; cả về tỷ

trọng trong GDP: tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 23,93% GDP năm 1991 lên 66%

năm 2004, tỷ trọng nhập khẩu tăng từ 26,81% GDP năm 1991 lên 74% GDP năm 2004. Nhờ vậy, độ mở thương mại của Việt Nam, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP, đã tăng từ 50,74% năm 1991 lên 93,23% năm 2001, và đạt 140% vào năm 2004, đưa Việt Nam thành một nước có độ mở thương mại khá lớn trên thế giới (trong số những quốc gia có thu nhập đầu người thấp).

Xét trên phương diện thị trường ngoại thương quốc tế, trong những năm qua, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại, cũng như có sự dịch chuyển lớn trong cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của mình. Nếu như trong giai đoạn 1986-1989, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nước khối SEV, trung bình 79% đối với hàng nhập khẩu và 48% đối với hàng xuất khẩu thì các con số này đã giảm xuống tương ứng là 0% và 1% vào năm 1992. Việc các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ là nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch và mở rộng thị trường xuất

khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn, đa dạng và phát triển hơn. Châu Á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng kim ngạch xuất cho thị trường này đã tăng từ 26,73% năm 1989 lên 48,3% năm 2003; trong đó, Nhật Bản chiếm khoảng 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu sang châu Âu tăng dần từ 5,6% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc tế của Việt Nam năm 1991, lên 21,4% năm 2003; sang châu Đại Dương, từ 0,2% năm 1991 lên 7,5% năm 2003. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ cũng đạt 22,3% và sang châu Phi thì hầu như không đáng kể, chỉ chiếm 0,5%.

Hình 2.1: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo châu lục năm 2003 (Đơn vị %) Ch©u Phi 0.5% Ch©u ¸ 48.3% Ch©u ¢u 21.4% Ch©u Mü 22.3% Ch©u §¹i D-¬ng 7.5% Nguồn:47

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua có bước cải thiện đáng kể theo hướng đa dạng hóa và tăng dần tỷ trọng của hàng hóa qua chế biến. Nếu như hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% thì đến năm 2005, tỷ lệ này đã giảm xuống 51% trong tổng giá trị xuất khẩu. Tỷ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến năm 1991 chỉ chiếm 8%, thì năm 2005 đã tăng lên 49%. Đến năm 2004, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 32,7% trong trị giá xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 40,8%, nhóm hàng nông, lâm sản chiếm 17,3% và nhóm hàng thuỷ sản chiếm 9,2%. Các mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng. Năm 1991 mới có 4 nhóm/mặt hàng chủ lực là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may. Đến nay đã có thêm nhiều mặt hàng chủ lực mới như giày dép, cà phê, cao su, hạt điều, hàng điện tử, máy tính, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả v.v. Nhìn lại những năm đầu thập niên 1990, Việt Nam hầu như không có mặt hàng nào thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế, nhưng hiện nay, chúng ta đã có trên 200 mặt hàng có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Như vậy, những chính sách cải cách, tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập đã là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu ngoạn mục trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian qua, và đã trở

thành nguồn động lực to lớn trong việc phát huy nội lực, tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 88)