Tác động của toàn cầu hóa đối vớ

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 47)

Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tạo ra những tác động sâu sắc tới vai trò kinh tế của nhà nước. Có thể nói quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang tác động lên vai trò kinh tế của nhà nước theo hai khía cạnh: Thứ nhất, những điều kiện kinh tế mới, điều kiện thị trường và công nghệ mới đã và đang làm thay đổi tính chất của những thất bại của thị trường, đặt ra những vấn đề mới về phạm vi và mức độ can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường. Thứ hai, toàn cầu hóa đang làm gia tăng

mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quá trình này đang dẫn đến việc xem xét lại khái niệm và vai trò của Nhà nước,

vốn theo truyền thống dựa trên ba nguyên tắc cấu thành: chủ quyền, lãnh thổ và an ninh. Sự phát triển nhanh chóng và sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép cạnh tranh, vai trò của các tổ chức phi chính phủ, cùng những quy tắc, luật lệ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ, làm thay đổi vị thế và vai trò của Nhà nước quốc gia.

Cơ sở khách quan dẫn đến sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường chính là các thất bại của thị trường, gây tổn thất hiệu quả. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, có một mối quan hệ giữa những việc thị trường có thể làm với những gì nhà nước nên làm. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò là người sửa chữa hoặc bổ khuyết cho các khuyết tật của thị trường chứ không thay thế thị trường. Một thị trường hoạt động hiệu quả hơn sẽ cần ít hơn sự can thiệp của nhà nước. Trong một xã hội, nơi mà thị trường còn kém phát triển, tức là nó không có khả năng thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng - như cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cần thiết, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, tạo ra các thị trường bảo hiểm hoạt động hiệu quả cho phép các cá nhân tự bảo vệ mình trước những tác động trực tiếp của các rủi ro kinh tế trong tương lai, hay cung cấp các kênh đầu tư tương đối hiệu quả và an toàn các khoản tiết kiệm tư nhân v.v. - khi đó sẽ có cơ sở để nhà nước can thiệp vào và sửa chữa, bổ khuyết cho thị trường trong việc thực hiện một số chức năng này. Khi thị trường phát triển và trở nên hiệu quả hơn trong việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau và trong việc cho phép các cá nhân có thể thoả mãn các nhu cầu phong phú, đa dạng, thì khi đó lý lẽ biện minh cho sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua các khoản chi tiêu công cộng sẽ giảm xuống. Lúc này, nhà nước cần tập trung vào việc đảm bảo hiệu quả của các quy tắc và luật lệ.

Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường đã phát triển mạnh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi mà, vì nhiều lý do khác nhau, các thị trường ở nhiều quốc gia đã không thể hoạt động hiệu quả. Trong giai đoạn này, khái

niệm về „một nền kinh tế hỗn hợp‟ đã trở nên rất phổ biến, và việc nhà nước đảm đương nhiều trách nhiệm và chức năng kinh tế, thậm chí đôi khi còn bao gồm cả việc sản xuất và cung ứng các hàng hóa tư nhân, dường như là một điều hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, một vài thập kỷ gần đây, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường, sự phát triển của các thị trường tài chính và quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cơ sở của việc can thiệp của nhà nước vào thị trường.

Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đã làm cho khái niệm độc quyền tự nhiên trở nên không còn ý nghĩa trong lĩnh vực sản xuất điện, trong nhiều loại hình giao thông vận tải (đường sắt, hàng không), dịch vụ viễn thông (điện thoại, điện báo), và trong nhiều lĩnh vực khác. Trước đây, vấn đề độc quyền tự nhiên đã ấn định cho khu vực công cộng nhiệm vụ chính và chủ yếu trong các lĩnh vực này. Ngày nay, tại nhiều quốc gia, chính phủ đã bắt đầu rút dần khỏi một số hoạt động, nhường chỗ cho các thị trường hoạt động tương đối hiệu quả phát triển trong các khu vực này. Trong ngành viễn thông, hàng chục nước ở khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á, và một vài nước ở châu Phi, kể cả Gana và Nam Phi, đã thực hiện cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đường dài, di động và giá trị gia tăng (fax, chuyển dữ liệu, hội nghị qua video). Thậm chí một số nước như Chilê và En Xanvađo đã tham dò các giải pháp cạnh tranh về các mạng lưới kết nối cố định địa phương. Phát điện (không bao gồm chuyển tải điện và phân phối điện) giờ đây cũng được coi là lĩnh vực cạnh tranh. Tại Trung Quốc, Malaixia và Philipin, các nhà đầu tư tư nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát điện, góp phần làm giảm nhẹ những thiếu thốn nghiêm trọng về điện và khiến các nguồn tài chính tư nhân có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn lực nhà nước. Sự tham gia của tư nhân vào kết cấu hạ tầng là một sự phát triển tương đối gần đây, nhưng đang mở rộng nhanh chóng. Người ta ước lượng rằng trên toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư 352 tỷ USD vào kết cấu hạ tầng từ năm 1990 đến năm 1997, trong đó hơn 36% là đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á 22.

Quá trình toàn cầu hóa cùng với những khía cạnh đa dạng của nó đang mở ra những thay đổi to lớn về cách thức mà thị trường hoạt động hoặc có thể hoạt động. Sự cạnh tranh từ bên ngoài có thể làm cho các thị trường trong nước trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sức ép cạnh tranh đối với những cái mà trước đây là độc quyền nội địa. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho đường biên giới giữa các quốc gia mờ đi và ít bị giới hạn hơn, từ đó nó mở ra cho các cá nhân cũng như cho nhà nước nhiều khả năng lựa chọn hơn. Các cá nhân có nhiều cơ hội dễ dàng hơn so với trước đây trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục ở nước ngoài. Ở một vài khía cạnh nhất định, các dịch vụ này đã trở thành các hàng hóa mậu dịch. Khu vực công cộng cũng có thể giảm được các khoản chi phí bằng việc tiếp nhận các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Trong một số lĩnh vực, việc tiếp cận với các thị trường nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn mới bên cạnh những cái trước đây theo truyền thống là do thị trường nội địa cung cấp hoặc chủ yếu do khu vực công cộng cung cấp.

Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường với tư cách là nhà cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi mà các cá nhân trong nước có thể tiếp cận với nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn. Ví dụ, người dân có thể mua bảo hiểm đề phòng rủi ro từ các nhà cung cấp nước ngoài với giá rẻ hơn và độ tin cậy cao hơn. Các khoản tiết kiệm và tài sản tích luỹ của các quỹ hưu trí tư nhân có thể được đầu tư ở nước ngoài. Những bước phát triển này đang làm giảm đáng kể sự biện hộ cho việc can thiệp của nhà nước vào thị trường với vai trò một nhà cung cấp hay với tư cách là một nhà độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch, khả năng có thể kiểm soát và nghĩa vụ cung cấp các thông tin đáng tin cậy của thị trường.

Sự phát triển lớn mạnh của các thị trường tài chính, bao gồm sự vận động ngày càng gia tăng của các luồng vốn quốc tế, cũng đang dần loại bỏ cơ sở lý lẽ cho rằng nhà nước cần đảm đương công việc phân bổ các khoản tiết

kiệm và tín dụng tư nhân như vẫn thường diễn ra ở nhiều quốc gia cho đến một vài thập kỷ gần đây. Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ không có chỗ cho cái mà các nhà kinh tế gọi là „các khoản cho vay chính sách‟ hoặc „sự kiềm chế tài chính‟. Các khoản cho vay theo chính sách là các khoản mà ngân hàng cho một khu vực hay một doanh nghiệp nhất định nào đó vay theo yêu cầu của nhà nước. Kiềm chế tài chính là tình trạng nhà nước kiểm soát lãi suất và quyết định nơi đầu tư của các khoản tiết kiệm tư nhân. Trong các thị trường tài chính cũng như trong các khu vực đã đề cập, nhà nước phải thực hiện một chức năng đặc biệt quan trọng đó là giám sát và điều chỉnh. Chức năng này không thể hoặc không nên để cho khu vực tư nhân đảm nhận mà nhà nước cần thực hiện nó một cách nghiêm túc. Đây phải được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà nước.

Quá trình toàn cầu hóa đang làm gia tăng mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Ngày nay, mỗi quốc gia là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế toàn cầu, do đó, vai trò, vị thế của nhà nước quốc gia cũng đang chịu tác động của quá trình này. Mỗi quyết sách mà nhà nước đưa ra đều phải được cân nhắc trong mối tương quan với các yếu tố ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia, và đều chịu tác động của các yếu tố này. Điều này đang đặt ra yêu cầu phải xem xét lại khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ, hay chủ quyền của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn và quyết định các chính sách kinh tế xã hội của mình.

Như đã phân tích ở phần trên, hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính khổng lồ đang chi phối các hoạt động kinh tế toàn cầu. Bằng sức mạnh của mình, chúng đang thao túng, khống chế, thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác dụng của các chính sách kinh tế của các Nhà nước quốc gia riêng rẽ. Nói như ông Jean-Francois Daguzan (Tạp chí địa kinh tế Pháp-tháng 3/1997): Nhà nước chỉ còn là một không gian địa lý theo nghĩa một góc sân chơi. Thường thì không gian này quá hẹp. Đóng góp duy nhất của Nhà nước sẽ chỉ còn là cùng với các Nhà nước khác trên thế giới san phẳng sân chơi, có nghĩa là bảo đảm luật chơi công bằng cho các cầu thủ mà ở đây là các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự can thiệp và những điều kiện của

các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, sự chi phối, khống chế của các cường quốc lớn (chủ yếu là các nước G7), sự vận động, gây sức ép của các tổ chức phi chính phủ, cũng đang tạo ra những áp lực, những ảnh hưởng, làm giảm sút vai trò của Nhà nước, gây nên sự bất lực của nhiều Chính phủ trước sự vận động của các quá trình toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hóa còn làm cho tính độc lập của các chính sách quốc gia bị giảm sút. Nó ràng buộc các chính phủ quốc gia trước những lựa chọn về chính sách trong nước của họ, hướng tới một sự hội tụ chính sách trong một thế giới có nhiều điều kiện cực kỳ đa dạng. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng cô lập, tách biệt khỏi hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu. Sức ép quốc tế đang ngày càng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những chính sách không chỉ phù hợp với điều kiện trong nước mà còn phải tính đến những yếu tố quốc tế. Mỗi chính sách, mỗi chiến lược phát triển một quốc gia đưa ra đều phải được xem xét, cân nhắc trong sự phụ thuộc, ràng buộc chặt chẽ với các thông lệ quốc tế, với các đường lối, chính sách của nhiều quốc gia khác, và với các diễn biến của các quá trình vận động trên phạm vi toàn cầu.

Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, khả năng kiểm soát và điều tiết cấp vĩ mô, cái vốn được coi là đặc quyền của Nhà nước, cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Những thách thức mới đây mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc tăng nguồn thu từ thuế cho thấy sự hội nhập toàn cầu mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến các chính sách của một quốc gia như thế nào. Ngày nay, các cá nhân, những người nộp thuế có nhiều sự lựa chọn, do đó, họ có thể dễ dàng hơn trong việc tránh những khoản thuế cao. Các khả năng lựa chọn đa dạng, như thương mại điện tử, tiền điện tử, giá cả chuyển nhượng được sử dụng bởi nhiều tập đoàn đa quốc gia, các điều kiện xuất khẩu vốn tài chính thuận lợi, mua sắm ở nước ngoài v.v. đang dẫn tới „sự biến mất của những người nộp thuế‟, và tạo ra ngày càng nhiều khó khăn đối với các nhà quản lý thuế trong việc tiếp tục tăng các mức thuế suất lên cao. Việc quốc tế hóa kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt để giành giật đầu tư nước ngoài, cùng với sự hiện diện của những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp

cũng khiến cho nhà nước không thể hy vọng đánh thuế thu nhập cá nhân và công ty theo các thuế suất cao hơn nhiều mức chuẩn mực toàn cầu mà vẫn thu hút được đầu tư. Bên cạnh đó, các hàng rào thuế quan đang dần bị dỡ bỏ bởi các hiệp định song phương và đa phương đã gây ra áp lực đối với việc thu các loại thuế xuất, nhập khẩu, mà trước đây từng là nguồn thu chủ yếu đối với các nước đang phát triển. Điều này cũng cho thấy việc điều tiết nền kinh tế quốc dân của Nhà nước bằng chính sách bảo hộ mậu dịch và thuế quan đã giảm hiệu lực đáng kể. Với những kiềm chế mới này đối với các nguồn thu truyền thống, nhiều nước đang xây dựng và phát triển các hệ thống thuế hiện đại hơn và ít có tác động phụ hơn với một cơ sở thuế rộng rãi hơn nhiều. Ví dụ, nhiều nước đang chuyển sang các loại thuế đánh vào tiêu dùng như là thuế giá trị gia tăng (VAT). Việc giảm các nguồn thu từ thuế đang làm giảm khả năng của nhà nước trong việc thực hiện nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn chi tiêu công cộng lớn. Chính điều này đang đặt ra áp lực đòi hỏi các chính phủ phải gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn, đồng thời các chương trình hành động của chính phủ phải được cân nhắc kỹ càng và tập trung vào các chức năng thực sự cơ bản và chính đáng của nhà nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, một số hàng hóa công cộng và dịch vụ cần thiết chỉ có thể được bảo đảm thông qua sự hợp tác quốc tế. Việc xây dựng năng lực của nhà nước sẽ có nghĩa là xây dựng những sự cộng tác và những thể chế tổ chức có hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế cũng như trong nước. Hoà bình thế giới, một môi trường toàn cầu bền vững, một thị trường toàn cầu về hàng hóa dịch vụ, và tri thức cơ bản là những ví dụ về

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)