Kiểm soát vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 76)

Trong quá trình hội nhập kinh tế, nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường và điều kiện cần thiết để các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động và phát triển. Nhờ có đường lối và các chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn và biến động, song nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng liên tục ở mức khá cao. Nếu như trong thời kỳ 1986-1990, thu nhập quốc dân chỉ tăng 3,9%/năm, trong khi dân số tăng 2,3 %, sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, nông nghiệp tăng 3,5% thì trong những năm 1991-1995, mức tăng GDP đạt bình quân 8,2%/năm, trong đó công nghiệp tăng 13,5%/năm, nông nghiệp tăng 4,5%/năm. Đặc biệt trong hai năm 1996 và 1997, mức tăng GDP đạt bình quân trên 9% và 8,2%/năm. Kết thúc kế hoạch 5 năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt chỉ tiêu 7,5% mà Chính phủ đã đề ra. Riêng năm 2005, mặc dù gặp phải nhiều điều kiện không thuận lợi nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 8,4%, mức cao nhất trong 8 năm và cao thứ hai ở khu vực Châu Á (chỉ thấp hơn mức 9% của Trung Quốc). Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 10%, đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, trong khi ngành dịch vụ và nông nghiệp đóng góp lần lượt 3,4 và 0,8 điểm phần trăm. Có thể nói, thành tựu bổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp và cũng là

của kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới, mở cửa hội nhập là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ chỗ là một nước thiếu lương thực triền miên, phải nhập khẩu lương thực mỗi năm hàng triệu tấn trong những năm 1980, trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay. Cơ cấu GDP cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể trong thời gian qua. Đến năm 2005, giá trị khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) từ 40,49% giai đoạn trước năm 1990, giảm xuống còn 20,90%; giá trị khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng từ 23,79% lên 41,0%; và giá trị khu vực III (dịch vụ) tăng từ 35,72% lên 38,10%. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong thời gian qua, đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện, thể hiện ở chỉ số GDP trên đầu người không ngừng tăng lên qua các năm. Đầu những năm 1990, Việt Nam có GDP bình quân đầu người rất thấp và nằm trong 20 nước nghèo nhất thế giới. Trong giai đoạn 1993-2000, GDP đầu người đã tăng từ 180 USD lên gần 400 USD tính theo giá thị trường, và tăng từ 1.170 USD lên 1.850 USD nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP). Đến hết năm 2005, GDP theo đầu người của Việt Nam đã tăng lên 485 USD theo tỷ giá hối đoái và 2.800 USD theo sức mua tương đương. Bên cạnh đó, nhiều mục tiêu khác đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Có thể nói, nền kinh tế nước ta hiện nay đã có bước phát triển mới, tăng được thế và lực hơn hẳn so với 20 năm trước.

Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế trong điều kiện nền kinh tế trong nước đang trong tình trạng vô cùng khó khăn. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 1980, tăng khoảng 30-50% hàng năm, cuối năm 1985 lến đến 587,2% và siêu lạm phát đạt đỉnh điểm vào năm 1986, với 774,7%. Trước bối cảnh siêu lạm phát này, Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, và chính sách điều hành lãi suất là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đã được sử dụng thành công. Bước đổi mới đầu tiên là việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi thực tế từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Từ tháng 4 năm 1989, lãi suất tiền gửi đã được nâng lên đến 9%/tháng và

12%/tháng đối với tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng, trong khi tại thời điểm đó tỷ lệ lạm phát là 3,3%/tháng.

Tuy nhiên, từ năm 1990 lạm phát lại tái diễn, lên tới mức trên 67% trong 2 năm 1990-1991. Chính sách lãi suất của Chính phủ trong giai đoạn này có đặc điểm là tuy mức lãi suất huy động thực là dương song biên độ lãi suất vẫn còn âm do lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn lãi suất huy động/tiền gửi tiết kiệm (1989). Từ năm 1992 trở đi, chính sách tài chính, tiền tệ Việt Nam trên bình diện chống lạm phát đã thực sự có những chuyển biến rõ nét so với trước đó. Trước hết, lần đầu tiên (1992), việc in tiền nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước đã thực sự chấm dứt. Ngoài ra, cũng từ thời điểm này chính sách lãi suất được thực hiện có tính đến mức lạm phát và lãi suất cho vay, nghĩa là mức lãi suất danh nghĩa thường lớn hơn mức lạm phát và lãi suất huy động thường lớn hơn lãi suất cho vay, kể cả cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cũng từ năm 1992, việc điều chỉnh lãi suất cho vay luôn được tiến hành liên tục, linh hoạt và bám sát thị trường đảm bảo lãi suất thực dương, không để xảy ra tình trạng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lạm phát quá cao và kéo dài như trước.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chững lại, hiện tượng giảm phát và thậm chí thiểu phát (- 1,6% năm 2000 và - 0,4% năm 2001) xuất hiện, chính sách lãi suất đã được sử dụng như một biện pháp kích cầu của chính phủ (từ giữa năm 1999) qua 7 lần cắt giảm lãi suất. Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (tính bằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI) có chiều hướng gia tăng mạnh: năm 2004 là 9,5%, năm 2005 là 8,4% và 6 tháng đầu năm 2006 là 4% 47. Trước tình hình này, Chính phủ đang tiến hành nhiều biện pháp để ổn định giá cả, kiểm soát mức lạm pháp trong giới hạn cho phép.

Từ năm 1997, khi Luật Ngân sách được ban hành, cơ cấu ngân sách nhà nước đã có những chuyển biến tích cực. Ngân sách đã có tích luỹ cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển đạt 30,51% tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2002, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 27,49%. Chi thường xuyên cũng được cơ cấu lại theo hướng tăng chi thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu,

như chi cho khoa học công nghệ và môi trường tăng trung bình 25,4%/năm, đạt 1,25% tổng chi ngân sách năm 2002, chi giáo dục và đào tạo tăng 15,1%/năm, đạt 12,04%, chi bảo đảm xã hội chiếm 8,92% và chi y tế đạt 3,14% tổng chi ngân sách năm 2002 47.

Có thể nói, chính sách tài khoá của chính phủ trong thời gian qua nhìn chung ngày càng được hoàn thiện hơn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Việc quản lý ngân sách nhà nước đã dần đi vào nề nếp. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong lĩnh vực ngân sách đã bước đầu được phân định. Trình tự lập và quyết định dự toán ngân sách được quy định rõ ràng. Nhiều chính sách, chế độ, định mức chi tiêu được ban hành cùng với việc thực hiện các quy định kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Việc phân loại các khoản thu chi ngân sách theo luật đã tạo điều kiện cho việc báo cáo chi tiêu theo một phương thức thống nhất cho tất cả các cơ quan và địa phương, hỗ trợ giám sát chi tiêu và hạch toán ngân sách. Công tác kế toán và quyết toán đã dần được cải tiến và thực hiện nghiêm túc hơn. Việc công khai hoá, minh bạch hoá ngân sách cũng được thực hiện ở mức độ nhất định.

Về hoạt động ngoại thương, việc điều chỉnh và từng bước hoàn thiện chính sách tự do hóa thương mại trong thời gian qua đã từng bước điều chỉnh cán cân thương mại. Chênh lệch xuất nhập khẩu từng bước được thu hẹp lại dần từ 1/4 trong những năm 1976-1980, 1/2,8 trong những năm 1981-1985, 1/1,8 trong giai đoạn 1986-1990, 1/1,3 trong những năm 1991-1995 1, 307, cho đến nay, có thể khẳng định ngoại thương Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể và đang đi dần vào ổn định với xu hướng cân bằng về cán cân thương mại. Sáu tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 18,728 tỷ USD, bình quân 3,12 tỷ USD/tháng. Xuất khẩu hiện nay đang trở thành đầu tàu của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng 25,7%, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 14,1%, đã làm nhập siêu giảm mạnh: nhập siêu 6 tháng đầu năm 2006 là gần 2 tỷ USD, bình quân 330 triệu USD/tháng.

Trong thời gian qua, nhà nước đã có những nỗ lực đáng khích lệ trong việc cải cách, tự do hóa thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế và giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Các chính sách cải cách, tự do hoá thương mại này được thể hiện ở các khía cạnh: Xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng thương quyền hay quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Tự do hoá thuế quan và phi thuế quan; Xoá bỏ dần kiểm soát ngoại hối và áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái mang định hướng thị trường nhiều hơn.

2.2.3.1 Chính sách thương quyền

Trong giai đoạn 1986-1988, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam còn mang nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và dựa trên nguyên tắc “Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương và các quan hệ kinh tế khác với nước ngoài” (Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, điều 21). Theo đó, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu không được quyền chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các Tổng công ty xuất nhập khẩu mới được tiến hành các hoạt động này. Tất cả mọi hoạt động ngoại thương đều được thực hiện theo kế hoạch và chịu sự quản lý tập trung của Bộ Ngoại thương.

Trong giai đoạn 1989-2000, việc hạn chế thương quyền được nới lỏng dần, song cho đến trước năm 1998, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp còn phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, còn bị hạn chế xuất nhập khẩu trong một số lĩnh vực thương mại. Từ năm 1998, nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thương quyền, theo đó, tất cả các doanh nghiệp trong nước xuất nhập khẩu hàng hóa được đăng ký trong giấy phép kinh doanh mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu, ngoại trừ bốn nhóm hàng đặc biệt, sau khi đã đăng ký mã hàng hoá tại Tổng cục Hải quan. Trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tăng từ 2400 vào đầu năm 1998 lên 10000 trong tháng 11 năm 2000, trong đó có 4500 doanh nghiệp nhà nước và 5500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Năm 2001, quyết định 46/2001/QĐ-Ttg đã công bố kế hoạch quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005, đồng thời cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng đăng ký.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động xuất nhập khẩu được điều tiết bởi Luật Đầu tư nước ngoài. Trước năm 1998, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kể cả xí nghiệp liên doanh phải cam kết xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định sản phẩm của mình theo giấy phép đầu tư (năm 1998, tỷ lệ này là 80%). Từ năm 1998, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích xuất khẩu hàng hóa không phải là sản phẩm của mình, ngoại trừ một số hàng hóa đặc biệt. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu, chẳng hạn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chỉ được phép nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế biến.

Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Điểm mới rất quan trọng là Luật đã cam kết mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời khẳng định việc loại bỏ các rào cản về đầu tư liên quan đến thương mại (thực hiện Hiệp định TRISs của WTO). Ví dụ, theo Luật này, các nhà đầu tư không bị bắt buộc phải thực hiện các yêu cầu như: ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài.

Như vậy, chính sách thương quyền của Việt Nam đã từng bước nới lỏng điều kiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là từ năm 1998. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khá tự do xuất nhập khẩu theo mọi

ngành nghề. Đây là sự “cởi trói” cơ bản trong cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của nhà nước và đã góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia.

2.2.3.2 Chính sách thuế quan và phi thuế quan

Về chính sách thuế quan, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền

kinh tế, nhà nước đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước năm 1987, do Việt Nam chưa có Luật Thuế xuất nhập khẩu đối với hàng mậu dịch nên chỉ có nguồn thu thuế từ xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, chiếm 7,4% (năm 1986) và 4,6% (năm 1987) thu ngân sách. Từ năm 1988, Luật Xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong việc luật hoá chính sách xuất nhập khẩu, tạo điều kiện tăng thu thuế xuất nhập khẩu mậu dịch từ 4,3% (năm 1988) lên 9,9% (năm 1990) của thu ngân sách. Trong giai đoạn này hoạt động xuất nhập khẩu còn đơn giản, chế độ thuế quan được chia ra làm hai loại: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông. Nhìn chung, các mặt hàng chịu thuế được phân hạng còn chung chung, chưa được phân theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, công nghệ cụ thể. Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 8/1991), Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi (có hiệu lực từ tháng 3/1992), nhằm hoàn thiện Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1988. Theo đó, thuế suất được phân theo mức thuế suất ưu đãi và thuế suất thông thường. (Thuế suất ưu đãi chủ yếu dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo các Hiệp định Thương mại giữa chính phủ hai nước có điều khoản ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu). Số dòng thuế được phân loại cụ thể hơn, bao gồm 57 dòng thuế xuất khẩu, và số dòng thuế nhập khẩu tăng lên 2813 dòng. Mức tài sản ưu đãi được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và lãnh thổ đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam. Năm 1992, lần đầu tiên Hệ thống Hài hoà hóa thuế quan được áp dụng.

Từ ngày 1/1/1996, thực hiện các cam kết với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60%. Ngày 1/1/1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)