Viện trợ phát triển chính thức

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 95)

Kể từ khi khai thông lại quan hệ với IMF, WB và ADB năm 1992 tới nay, qua 14 kỳ hội nghị các nhà tài trợ, Việt Nam đã nhận được cam kết viện trợ từ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế với tổng mức vốn lên đến 28,78 tỷ USD. Để sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ năm 1993 đến 2004, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế

cụ thể về ODA trị giá 22,199 tỷ USD, đạt khoảng 77,13% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2004, trong đó, ODA vốn vay khoảng 18,05 tỷ USD (81,3%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 4,14 tỷ USD (18,6%). Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 tới hết năm 2004, vốn ODA giải ngân khoảng 14,116 tỷ USD, tương đương với khoảng 49% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.

Bảng 2.2: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2004

Năm Cam kết ODA (Triệu USD) Thực hiện ODA(Triệu USD)

Tổng số 28.780 14.116 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 *2.200 1.242 1999 **2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.500 1.528 2003 2.830 1.421 2004 3.440 1.650

(*): Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế

(**): Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế

Nguồn: 43

Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18,57%), ngành giao thông (22,42%), phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thủy sản,

lâm nghiệp, thủy lợi (14,37%), ngành cấp thoát nước (9,98%), các ngành y tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học-công nghệ-môi trường (10,73%). Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa, PRGF và PRSC).

Để đạt được các thành tựu kể trên, bằng việc xây dựng các chính sách đúng đắn về thu hút ODA và tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ vai trò quản lý nhà nước của mình trước cộng đồng các nhà tài trợ. Điều này được thể hiện ở chỗ:

Về môi trường pháp lý, bắt đầu từ năm 1993, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý nguồn vốn này. Bắt đầu từ Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1994 (tức là chưa dầy một năm từ sau Hội nghị Paris), tiếp đó là Nghị định 87/CP năm 1997, và hiện nay là Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ban hành năm 2001, Chính phủ đã ba lần ban hành các văn bản khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Xét riêng về Nghị định hiện hành số 17/2001/NĐ-CP, đây được coi là văn bản được cộng đồng tài trợ quốc tế đón nhận và ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sự tiến bộ của Nghị định 17, thông qua việc khắc phục các điểm yếu của các văn bản trước đó và bổ sung các điểm mới, phản ánh các nguyên tắc, quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn vốn này như công khai, minh bạch, tinh thần làm chủ, quan hệ đối tác và hài hóa thủ tục, đã đánh dấu một sự phát triển về chất so với các văn bản khung trước đây về thu hút, quản lý và sử dụng ODA.

Bên cạnh các văn bản khung này, nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành như Nghị định số 90/1998/NĐ-CP về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài, Quyết định 223/1999/QĐ-TTg về Thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng vốn ODA, Quyết định 211/1998/QĐ-TTg về Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA v.v.

Song song với việc kiện toàn về mặt pháp lý, Chính phủ cũng đã tiến hành một loạt các hoạt động tích cực, góp phần hỗ trợ công tác quản lý ODA. Chính phủ đã có sự phối hợp với các nhà tài trợ, tổ chức các hội nghị liên quan đến thể chế ODA, các hội nghị kiểm điểm về tình hình thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, nhằm xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình dự án, đồng thời cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra để cải tiến quá trình thực hiện vốn ODA. Thực tiễn đã cho thấy hài hòa thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ là một trong những cách tiếp cận đúng đắn để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện các dự án.

Nguyên tắc và nội dung của việc phân cấp trong quản lý nguồn vốn ODA ở mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương đã được xác định rõ ràng hơn về quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị tham gia. Bên cạnh đó, công tác điều phối cũng ngày càng tiến bộ. Để định hướng vào việc thu hút và sử dụng ODA tập trung cho các mục tiêu phát triển ưu tiên của Chính phủ, ngoài Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, 5 năm 1996-2000, Chính phủ đã xây dựng các chương trình đầu tư công cộng, Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2000, Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA phục vụ kế hoạch phát triển kinh - xã hội giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến năm 2010 và quan trọng gần đây nhất là việc xây dựng Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Hiện nay, một số nhà tài trợ đã bày tỏ mong muốn được coi đây là cơ sở để kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn tài trợ của minh liên quan tới xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)