Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 116)

Việt Nam phải phối hợp, tập trung mọi nguồn lực trí tuệ và vật chất, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, cần xác định rõ rằng các doanh nghiệp chính là lực lượng quyết định sự thành bại của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập, và là chủ thể trực tiếp, là nhân vật chính của tiến trình đó.

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình hội nhập trình hội nhập

Nhà nước cần tập trung vào xây dựng một khung khổ thể chế và pháp lý hữu hiệu, khuyến khích cạnh tranh, hỗ trợ sự phát triển của mọi thành phần

kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân. Đây phải là một khuôn khổ pháp lý có nội dung là những quy định cần thiết cho kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả và phát huy các lợi thế của mình, đồng thời tạo thành cơ sở cho việc thực thi một Nhà nước pháp quyền đầy đủ. Hệ thống pháp luật này cũng cần tương thích với thông lệ quốc tế, đồng bộ, minh bạch và có thể dự đoán được.

Đổi mới cách thức và quá trình soạn thảo văn bản pháp quy đồng thời đổi mới phương thức phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ các cấp nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và hiệu lực thi hành cao cho các văn bản pháp luật; Tập trung soạn thảo và hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế, trên cơ sở thực tiễn trong nước và những kinh nghiệm đã có ở nước ngoài, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên một môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế phù hợp với các quy tắc và luật chơi của các thể chế kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia. Khuôn khổ pháp lý không nên chú trọng đến việc kiểm soát và quy định quá mức mà nên chú trọng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách nâng cao đến mức tối đa tính nhất quán trong cơ cấu khuyến khích, tăng cường khả năng tiên liệu và tính ổn định, bảo đảm thực hiện pháp luật nhất quán với mục đích của luật. Quy định về đối xử bình đẳng có hiệu lực trên thực tế bằng cách đưa khái niệm đối xử bình dẳng vào luật và theo dõi việc thực thi pháp luật. Nâng cao hiệu quả giáo dục, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và kịp thời pháp luật, các thông tin về pháp luật đối với mọi tầng lớp dân chúng.

Trước hết, cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu. Thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, làm rõ cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế về quyền sở hữu. Tách bạch vấn đề hình thức pháp lý của doanh nghiệp với vấn đề thành phần kinh tế và sở hữu.

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Nhanh chóng đưa vào áp dụng trên thực tế và từng bước hoàn thiện các luật về kinh doanh, đầu tư áp dụng chung cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế; tạo khung khổ pháp lý khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế. Không ngừng hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh nhằm bảo vệ cạnh tranh trung thực, lành mạnh và xử lý nghiêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh, kiểm soát độc quyền và các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền. Bổ sung pháp luật theo các nội dung cần cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, nhằm chủ động hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế và khu vực.

Tiếp tục xác định nguyên tắc và làm rõ giới hạn mà Nhà nước có thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo nguyên tắc công dân được thực hiện tất cả những gì mà pháp luật không cấm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế; kiên quyết loại bỏ những quy định không hợp lý về cấp phép, xét duyệt. Nhà nước chỉ can thiệp ngăn ngừa không để kinh tế thị trường gây hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, bảo đảm quyền tự do về hợp đồng và thực hiện đúng, đủ các thoả thuận trong hợp đồng. Nhà nước không can hiệp vào quyền tự do hợp đồng, trừ trường hợp thoả thuận trong hợp đồng trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội hoặc ảnh hưởng đến trật tự, an ninh công cộng.

Hoàn thiện pháp luật thương mại theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Tạo cơ sở pháp lý để đáp ứng các yêu cầu về tự do thương mại, đầu tư, dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã cam kết trong quá trình hợp tác song phương với các quốc gia khác và hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC và sắp tới là WTO. Khắc phục những bất hợp lý, sơ hở

trong pháp luật về thuế. Xây dựng pháp luật về thuế theo hướng khuyến khích đầu tư để tạo thêm nguồn thu thuế.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường. Bảo đảm kết hợp hài hóa giữa việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tài nguyên cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế; quy định đầy đủ trách nhiệm pháp lý và các chế tài kinh tế, hành chính, thậm chí hình sự đối với các hành vi làm tổn hại tới môi trường, tới việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng. Ban hành quy định về yêu cầu tính toán đầy đủ các chi phí sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vào chi phí sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ, thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Xây dựng pháp luật cho việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển các loại thị trường. Trước hết, đó là hệ thống luật pháp nhằm hỗ trợ cho việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường để phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ và các thị trường yếu tố sản xuất cơ bản như: thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường tài chính và thị trường khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)