Toàn cầu hóa trong sự tác động của các nhân tố mới

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 32)

Như đã phân tích ở trên, toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới, song toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay lại có những đặc điểm khác biệt về chất so với các làn sóng toàn cầu hóa trước đây. Một trong những đặc trưng này chính là sự nổi lên của một loạt các tác nhân mới, như sự thay đổi của hệ thống thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực, vai trò ngày càng gia tăng của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, cũng như vị thế và tiếng nói của từng cá nhân trong cộng đồng và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Đi liền với các nhân tố mới này là những quy tắc, những yêu cầu và những chuẩn mực giá trị mới, buộc các quốc gia phải tính tới trong mọi quyết sách của mình về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại.

a/ Các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực:

Vai trò của Liên hợp quốc (UN)

Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (UN) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, với các vấn đề không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà trong cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, môi trường v.v. Hệ thống hoạt động phục vụ phát triển của Liên hợp quốc bao gồm các tổ chức quốc tế trực thuộc và chuyên môn như: UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển), UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) hay UNIDO (Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc). Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có tuyên bố và chương trình hành động cho bốn thập kỷ phát triển. Liên hợp quốc đã thông qua nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng như Tuyên bố và Chương trình hành động về việc thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới (1974), Hiến chương về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia (1974), Tuyên bố về chủ quyền của các dân tộc đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình (1974) v.v. Các văn kiện mang tính pháp lý cao này đã giúp tạo thế thương lượng của các nước, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua Liên hợp quốc, mỗi nước dù lớn hay nhỏ, dù ở trình độ phát triển cao hay còn lạc hậu, đều có quyền và nghĩa vụ tham dự vào các biến cố quốc tế, và càng ngày xu thế đó

càng được thể hiện rõ nét hơn. Điều đó cho thấy vị thế của các quốc gia ngày nay đã thay đổi một cách căn bản. Việc triển khai nhiều thoả thuận từ khuôn khổ Liên hợp quốc đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, giao dịch tài chính, đầu tư và thương mại v.v. hạn chế các mặt tiêu cực và đẩy nhanh hơn quan hệ giữa các nước trong một nền kinh tế thế giới ngày càng toàn cầu hóa cao hơn.

Tất nhiên, trên thực tế, mức độ hiệu lực của sự tham dự này là không ngang nhau giữa các nước, song xu hướng chung là rõ ràng, khi tính bình đẳng tham dự tăng lên, tiếng nói (quyền) của các nước nhỏ, nước nghèo càng ngày càng có trọng lượng, từng bước khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Liên hợp quốc đang ngày càng trở thành một yếu tố nội tại quan trọng của tất cả các tính toán chiến lược và quá trình chính sách của bất cứ quốc gia nào.

Bước chuyển từ GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch) sang WTO (Tổ chức Thương mại thế giới)

Sự chuyển đổi từ GATT - Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch, ra đời vào năm 1947, sang WTO - Tổ chức Thương mại thế giới (năm 1995), là một bước tiến lớn, đánh dấu sự biến đổi về chất của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Có thể nói, trước khi chuyển thành WTO, GATT vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Tuy nhiên, khi tốc độ và qui mô toàn cầu hóa ngày càng trở nên lớn mạnh thì GATT tỏ ra không còn phù hợp, đòi hỏi sự ra đời của một thể chế khác, đáp ứng được yêu cầu mới của tiến trình phát triển. WTO thay thế GATT tiến hành đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thương mại, đồng thời thiết lập một thị trường bình đẳng cho tất cả các nước, hướng tới mục tiêu mọi nước đều có quyền tự do tham dự vào thị trường thế giới và không bị phân biệt đối xử. Đến nay, đã có 148 nước và lãnh thổ kinh tế độc lập là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, và hiện có 28 nước đang trong quá trình đàm phán tích cực gia nhập tổ chức này 42, 2. Như vậy, trong tương lai không xa, WTO sẽ kiểm soát gần như toàn bộ thương mại thế giới. Tuy nhiên, mức độ lợi ích thu được từ việc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới - WTO đối với mỗi quốc gia là không như nhau. Mỗi nước tham gia với thực lực, trình độ và điều kiện rất chênh lệch nhau, khó bình đẳng với nhau về lợi ích, và vì thế, khó có thể đạt được sự đồng thuận thực tế theo

đúng tinh thần của WTO. Tính chất mâu thuẫn này làm cho việc thực hiện đúng mục tiêu và các nguyên tắc của WTO trở thành vấn đề đáng hoài nghi và gây tranh cãi.

Các tổ chức tài chính toàn cầu và khu vực (WB, IMF, ADB, v.v.)

Các tổ chức tài chính toàn cầu và khu vực này vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới, chúng vừa đóng vai trò là “van an toàn”, điều hoà hệ thống tài chính toàn cầu, vừa là tác nhân thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước. Trên thực tế, đây là những công cụ - bộ máy có thế lực và đã có tác động thực tiễn mạnh mẽ đến các quá trình kinh tế quốc tế và quốc gia. Vai trò to lớn của chúng trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế là rất rõ ràng. Hoạt động của các tổ chức này đã và đang khuyến khích sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện mở rộng sự tăng trưởng cân bằng của thương mại quốc tế, trợ giúp các nước thành viên khắc phục sự thâm hụt cán cân thanh toán, thúc đẩy sự ổn định ngoại hối v.v. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong việc hỗ trợ nguồn tài chính quốc tế cho các nước chậm phát triển, loại bỏ sự chi phối, thao túng, áp đặt của một số các nước lớn, đứng đầu là Mỹ trong cơ chế điều hành, áp dụng các nguyên tắc hoạt động thích hợp với hoàn cảnh mới, một yêu cầu bức thiết đang đặt ra là phải thay đổi, hoàn thiện các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức này.

Xu hướng hình thành các khối kinh tế - mậu dịch khu vực

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ, gắn liền với xu

thế khu vực hóa diễn ra cũng không kém phần nhộn nhịp. Trong khoảng một thập niên gần đây, xu hướng tạo lập các khối liên minh chính trị, quân sự đang được thay thế bằng xu hướng hình thành các khối kinh tế - mậu dịch như APEC, AFTA, khối Nam Á, khối MERCOSUR ở Nam Mỹ, khối NAFTA ở Bắc - Trung Mỹ, v.v. Sự chuyển hướng này tương ứng với việc kết thúc thời đại đối đầu - chiến tranh lạnh và xu hướng gia tăng vai trò của kinh tế so với quân sự. So tương quan với toàn cầu hóa, một mặt, xu thế khu vực hóa được xem là bước chuẩn bị cho tiến trình gia nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của mỗi nước. Tuy nhiên, trên một khía cạnh khác, xu thế khu vực hóa hiện nay lại

vận động ngược chiều với xu hướng toàn cầu hoá ở chỗ nó phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài nước trước những nguy cơ, tác động tiêu cực do toàn cầu hóa đặt ra, đồng thời phân chia thế giới thành các mảng, khối, tạo ra sự phân biệt đối xử mang tính khu vực trong cuộc cạnh tranh trên những cơ sở không ngang bằng giữa các nhóm nước trong khu vực và các nhóm nước ngoài khu vực. Tuy nhiên, khu vực hoá vẫn đang là một xu thế tất yếu, thậm chí, là trội bật trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nó chứng tỏ trình độ hội nhập quốc tế hiện đang đặt trong những giới hạn xác định về điều kiện vật chất, về thể chế.

b/ Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNC) trong nền kinh tế thế giới

Như đã phân tích ở phần trên, sự phát triển, bành trướng của các công ty xuyên quốc gia là một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, sức mạnh và vai trò ngày càng gia tăng của các công ty xuyên quốc gia cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản của xu thế toàn cầu hóa ngày nay. Các công ty này có ảnh hưởng ngày càng mạnh đến các quá trình kinh tế - tài chính toàn cầu. Thậm chí, có thể nói hiện nay chúng đang đóng vai trò là những đạo diễn và diễn viên chính trên vũ đài kinh tế thế giới hiện đại. Vai trò này trước đây chủ yếu thuộc về chính phủ các nước lớn.

Các công ty xuyên quốc gia có mặt trên tất cả các thị trường thế giới trong khi mối liên hệ của chúng với quốc gia gốc, nơi các công ty đó bắt đầu hình thành, ngày một mong manh. Với phương thức tổ chức cấu trúc theo mô hình mạng, với thực lực rất mạnh về vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, phương thức quản lý (có thể vượt cả tiềm lực kinh tế của nhiều nước), với những văn phòng đại diện và chi nhánh ở tất cả các quốc gia, khu vực, các công ty xuyên quốc gia đang thực sự “phong tỏa”, chi phối hoạt động của hệ thống kinh tế toàn cầu. Bằng nhiều phương thức khác nhau, các công ty này đang có những ảnh hưởng rất lớn đến việc điều chỉnh “luật chơi” kinh tế toàn cầu, cũng như tác động đến chính sách của nhiều nước, nhằm mục đích nâng cao lợi ích của công ty về lợi nhuận và thị phần. Điều này cũng đồng nghĩa

với sự suy giảm vai trò kiểm soát của các nhà nước đối với thị trường quốc gia và sự gia tăng trong mối quan hệ tương thuộc gắn kết giữa các nền kinh tế.

Các công ty xuyên quốc gia không chỉ hoạt động kinh doanh trong công nghiệp, thương mại - dịch vụ mà còn trong một lĩnh vực quan trọng là kinh doanh tài chính - ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh này có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành những tổ hợp khổng lồ theo kiểu tài phiệt, lũng đoạn.

Giữa các công ty xuyên quốc gia vừa có sự liên minh nhằm thao túng đối phương hay các nền kinh tế quốc gia nào đó, vừa có sự cạnh tranh khốc liệt, đạt tới trình độ rất cao. Nếu như trước đây, quá trình liên kết và hợp nhất chỉ diễn ra với các công ty vừa và nhỏ, còn các vụ thôn tính, sáp nhập chỉ diễn ra trong quan hệ giữa công ty lớn với công ty nhỏ, thì hiện nay quá trình hợp nhất, liên kết các công ty, tập đoàn lớn nhất thế giới đang được thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Các vụ thôn tính, sáp nhập giữa các tập đoàn khổng lồ này diễn ra trong hầu như tất cả những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế hiện đại. Ngay cả khi các công ty này liên kết với nhau trên một thị trường, chúng vẫn cạnh tranh nhau trên một thị trường khác. Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, quá trình này sẽ dẫn tới chỗ hình thành những tương quan sức mạnh mới, những khu vực ảnh hưởng mới, làm cho việc dự đoán chiều hướng vận động của các mối quan hệ chính thức giữa các nước và khu vực trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

c/ Vai trò ngày càng tăng của các tổ chức phí chính phủ (NGO)

Một vài thập kỷ gần đây, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ về số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu. Ước tính, số lượng các tổ chức phi chính phủ hiện nay đã lên đến khoảng 30.000, và hơn 20.000 mạng lưới liên quốc gia hiện đang hoạt động rất tích cực trên toàn thế giới, hầu hết trong số đó được thành lập trong hai mươi năm trở lại đây. Tại các nước đang phát triển, con số các tổ chức phi chính phủ mới đăng ký hoạt động không ngừng tăng lên, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Ở Nêpan, con số này tăng từ 220 năm 1990 lên 1.210

vào năm 1993; ở Tuynisi, từ 1.886 năm 1988 lên 5.186 chỉ trong vòng ba năm. Năm 1996, một cuộc điều tra lớn chưa từng có về khu vực phi lợi nhuận đã thống kê được hơn một triệu tổ chức thuộc loại này ở Ấn Độ, và 210.000 tổ chức ở Braxin 31.

Các tổ chức phi chính phủ đã nổi lên như là những nhân vật chính, cả về quy mô và ảnh hưởng. Năm 1999, tại Mỹ, lao động trong các tổ chức phi chính phủ là gần 9 triệu người, ở Liên minh châu Âu là 6 triệu, ở Nhật Bản là 2 triệu, và ở Braxin là 1 triệu, Áchentina là 350.000, ở Côlômbia là 270.000 người. Tỷ trọng nguồn lực được phân bổ cho các tổ chức phi chính phủ liên tục tăng lên, ngay cả khi các khoản viện trợ chính thức đang giảm xuống. Nguồn thu từ các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ là 566 tỷ USD, ở Nhật Bản là 264 tỷ và ở Anh là 78 tỷ. Ở các nước đang phát triển, ngân sách của các tổ chức phi chính phủ là gần 1,2 tỷ USD 21.

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ bao trùm trên tất cả các lĩnh vực, từ phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, đến nhân quyền, bình đẳng giới, môi trường hay bảo tồn v.v. Càng ngày tiếng nói và ảnh hưởng của các tổ chức này càng có sức mạnh lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới, nơi mà trước đây hầu như chỉ dành cho các nhà nước. Trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện thành công các hiệp định mới về môi trường, nâng cao đáng kể quyền của phụ nữ, cũng như dành được nhiều thắng lợi quan trọng trong việc kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị. Các tổ chức này cũng đã giúp cải thiện quyền lợi và cuộc sống của trẻ em, người tàn tật, người nghèo và người dân tộc thiểu số. Về phương diện tài chính, các tổ chức phi chính phủ đã và đang cung cấp cho các nước đang phát triển những nguồn tài chính ngày càng tăng. Các khoản viện trợ từ các tổ chức tình nguyện tư nhân đã tăng 5 tỷ USD (theo giá trị danh nghĩa) trong vòng 13 năm, từ năm 1990 đến năm 2003. Tuyên bố Birmingham năm 1998 hay chiến dịch Jubilee năm 2000 về xoá nợ cho các nước nghèo cũng là một thành quả quan trọng của các tổ chức phi chính phủ. Trong cuộc tuyển cử năm 1998 ở Đức, hơn 80 tổ chức phi chính phủ đã kết hợp với nhau để có được cam kết của các chính đảng trong nước về việc tăng quỹ viện trợ lên 0,7% GDP của nước này. Các tổ

chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã đấu tranh đòi thông qua Nghị định thư Montreal về Các chất thải gây hại tới tầng Ôzôn vào năm 1987. Đôi khi các chính phủ và tổ chức quốc tế cho rằng các tổ chức phi chính phủ là một lực lượng gây phiền toái hay thậm chí là mối đe dọa đối với lợi ích của họ. Tuy nhiên, các chính quyền lại dựa vào tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm thông tin và những ý tưởng sáng tạo. Các chính quyền này cũng nhận ra rằng việc tham khảo ý kiến của (và tiếp nhận sự hỗ trợ từ) các tổ chức phi chính phủ đã giúp cho những quyết định của họ có độ tin cậy cao hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong hai thập kỷ vừa qua, vai trò của các tổ

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)