Mức độ liên kết thị trường thế giới

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 27)

Trong các làn sóng toàn cầu hóa trước, đặc biệt là làn sóng thứ nhất, đã diễn ra các hoạt động thương mại, các luồng di cư giữa các nước, cũng như sự vận động của các luồng vốn quốc tế với một khối lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, những hoạt động này trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay đang có những sự thay đổi vượt bậc cả về lượng và chất. Chính phủ của một loạt các nước đang thực hiện các chính sách mở cửa, tự do hóa, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, hạ thấp và bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự thay đổi trong các chính sách này, cùng với những thành tựu phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, cũng như sự mở rộng và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, đang làm gia tăng nhanh chóng và sâu sắc mức độ liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ, với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng sản xuất.

a/ Về thị trường hàng hoá, dịch vụ: Nếu nhìn toàn bộ giai đoạn 50 năm (1948-1997), tổng thương mại thế giới tăng lên 17 lần, trong khi đó, GDP thế giới chỉ tăng lên 6 lần 40, 33.

Hình 1.3: Tăng trƣởng về khối lƣợng xuất khẩu hàng hóa và GDP thế giới, 1990-2001 (Mức thay đổi trung bình hàng năm %)

Nguồn: 41, 10

Nhìn vào hình 1.3, ta thấy riêng trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, mức tăng trưởng GDP trung bình của thế giới hàng năm là khoảng 2,8%, trong khi xuất khẩu hàng hóa thế giới tăng trung bình 6,5%/năm. Đặc biệt những năm 1994, 1997 và 2000 đánh dấu bước tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu hàng hóa thế giới, các con số tương ứng là 10%, 10,8% và 11%. Thương mại dịch vụ ngày càng chiếm phần quan trọng. Trong vòng 10 năm, từ năm 1986 đến 1996, thương mại dịch vụ thế giới tăng gần gấp 3 lần, từ 449,6 tỷ USD lên 1.260 tỷ USD 1, 145. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet, hình thức thương mại điện tử đã xuất hiện và được phổ biến rộng rãi một cách nhanh chóng, đóng góp một phần đáng kể, làm cho khối lượng và tốc độ của các luồng giao dịch thương mại có sự gia tăng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của GDP và khối lượng thương mại quốc tế bộc lộ xu thế gia tăng nhanh chóng hơn các mối liên kết kinh tế giữa các nước so với mức tăng tiềm lực sản xuất. Những biểu hiện của mối quan hệ hiện nay giữa các quốc gia là: Các quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng nhanh chóng, kéo theo sự xích lại gần nhau hơn về kinh tế giữa các thị trường, các quốc gia và khu vực và do đó, làm gia tăng mạnh mẽ mức độ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể này. Một đặc trưng chất lượng của quá trình này là quan hệ kinh tế quốc tế trở nên tự do hơn, bình đẳng hơn.

b/ Một bộ phận quan trọng khác của hệ thống thị trường thế giới là thị trường tài chính cũng phát triển hết sức nhanh chóng. Các thị trường tài chính mới - nới lỏng kiểm soát, liên kết toàn cầu, làm việc 24/24 giờ, với hành động từ xa, ngay lập tức, với những công cụ mới như công cụ thứ cấp. Mức độ toàn cầu hoá của thị trường tài chính còn cao hơn nhiều so với thị trường sản phẩm. Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp 30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Một điều đáng chú ý là cấu thành của các dòng vốn đã có những thay đổi đáng kể. Các luồng vốn tư nhân trở thành các luồng vốn chính đối với các nước đang phát triển.

Hình 1.5:

Nguồn: 38,14

Trong vòng 10 năm (1990-2004), dòng vốn đầu tư tư nhân nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển tăng 6 lần (từ 51 tỷ USD lên 300 tỷ USD). Các luồng FDI trong những năm qua cũng đã tăng lên nhanh hơn cả mức tăng của thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa. Tổng lượng FDI trên thế giới tăng từ 165 tỷ USD năm 1973 lên 3.205 tỷ USD năm 1996 và đến năm 2004 đã đạt 9.000 tỷ USD 40, 33 36, XIX. Các dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng được luân chuyển nhiều hơn. Các dòng đầu tư mang cả hình thức tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Điều này chỉ ra rằng toàn cầu hoá hệ thống tài chính đang là mũi nhọn của toàn cầu hoá kinh tế nói chung. Đồng thời, nó cho thấy thế giới đang nằm trong sự phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ về mặt tài chính giữa các quốc gia. Nếu như trước đây chỉ có các nước nghèo bị phụ thuộc nặng nề vào các nước giàu, thì hiện nay, bản thân các nước giàu cũng bắt đầu phụ thuộc vào các nước nghèo về phương diện tài chính (nhu cầu về địa chỉ đầu tư, mong muốn cho vay vốn để sinh lời, lôi kéo nước nghèo vào quỹ đạo của mình, v.v.). Sự phụ thuộc này còn thể hiện ở chỗ một biến cố tài

chính, dù xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới, thì những hậu quả mà nó gây ra có thể tác động tới nhiều nước, dù nghèo hay giàu, trên một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng, mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997 khởi điểm từ một nước đang phát triển như Thái Lan là ví dụ điển hình. Vì vậy, không một quốc gia nào có thể bàng quan với vấn đề này.

c/ Về thị trường lao động toàn cầu, mặc dù chính sách đối với di cư

quốc tế ngày nay cứng rắn hơn trong quá khứ rất nhiều, song áp lực kinh tế vẫn tạo ra những luồng di cư ra khỏi các khu vực nghèo khổ, chủ yếu là từ các nước phía Nam sang các nước phía Bắc.

Những cơ hội việc làm toàn cầu có thể đang mở ra đối với một số người nhưng cũng đang khép lại đối với hầu hết những người khác. Ngày nay, thị trường toàn cầu cho lao động có kỹ năng cao mang tính hội nhập cao hơn, với tính lưu động lớn và tiền công được chuẩn hóa. Nhưng thị trường cho lao động kỹ năng thấp lại bị hạn chế ngặt nghèo bởi những rào chắn quốc gia, cho dù lực lượng này chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong số lượng di cư quốc tế. Nhiều nước phát triển đã có những chương trình thu hút những người nhập cư có kỹ năng, bởi vậy tình trạng chảy máu chất xám đang là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển.

Bảng 1.1:

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)