Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 126)

Nhà nước cần tự do hóa đầu tư hơn nữa bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh nhiều hơn trong các lĩnh vực mà hiện nay còn đang bị hạn chế như lĩnh vực kinh doanh bất động sản và các hoạt động dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, vận tải hàng không, đường biển, pháp lý, viễn thông, thương mại v.v, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ cần nhiều lao động kỹ năng cao, trong khi các doanh nghiệp trong nước ít có lợi thế. Để có tốc độ xử lý nhanh hơn, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cần thực hiện tốt chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010 cả về thể chế, bộ máy và cán bộ, công chức. Đổi mới thái độ phục vụ của các cơ quan hành chính các cấp, nhất là hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẩn trương ban hành Nghị định hướng dẫn

luật Khuyến khích và bảo hộ đầu tư chung; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng; khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm các loại phí, áp dụng cơ chế giá thống nhất (một giá) đối với phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục giảm giá cước viễn thông, ban hành khung giá thống nhất về đền bù giải toả mặt bằng, sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài như đất đai, tín dụng, ngoại hối. Bổ sung chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp.

Đổi mới công tác quản lý, điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý cho các địa phương. Việc phân cấp cần gắn quyền lợi và trách nhiệm thực hiện thẩm quyền của người được phân cấp, người phân cấp phải hướng dẫn, tập huấn và kiểm soát người thực hiện thẩm quyền được phân cấp, bảo đảm tính thống nhất về thể chế.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 126)