viễn thông
Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, điện nước, thông tin, viễn thông, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường liên tỉnh, cũng như các con đường ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm hàng hóa của các địa phương này, giúp cho hàng tiêu dùng, và đặc biệt là các vật tư sản xuất nông nghiệp đến được tay người nông dân dễ dàng hơn. Các bến cảng, sân bay trong nước và quốc tế cũng cần phải được khẩn trương xây dựng và nâng cấp nhằm mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế giữa nước ta
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ độc quyền trong các lĩnh vực điện nước, hàng không, bưu chính viễn thông v.v nhằm tạo môi trường cạnh tranh, nâng cao tính hiệu quả, hạ thấp giá điện, nước cho sinh hoạt và sản xuất, hạ thấp cước phí sử dụng mạng lưới thông tin viễn thông, nâng cấp và phát triển kết nối mạng Internet, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận các thành tựu công nghệ thông tin với chi phí thấp, nhằm giúp các địa phương, các bộ ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và người dân được thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế, thúc đẩy việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Phát triển hiệu quả ngành công nghệ điện tử truyền thông như là một ngành đột phá, mũi nhọn của quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Các định hướng chính sách ưu tiên đối với Việt Nam là tạo dựng môi trường phát triển công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thiết kế và sử dụng hiệu quả các công nghệ mới.