Cải cách bộ máy hành chính Nhà nƣớc, nâng cao năng lực của

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 119)

đội ngũ cán bộ công chức

Trước hết, cần điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Chính phủ cần tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện thể chế, kế hoạch, chính sách quản lý vĩ mô đối với sự phát triển xã hội. Khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương. Chuyển giao cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công không nhất thiết phải do

cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Ban hành và đưa vào áp dụng trên thực tế các quy định mới về phân cấp quản lý giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương. Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, gắn với các bước phát triển của cải cách và hội nhập kinh tế, trên nguyên tắc: đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế, không để các hoạt động kinh tế bị chia cắt theo các địa vực hành chính, song đồng thời cũng đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm phù hợp của các cơ quan địa phương.

Kiên quyết cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính kinh tế. Hướng tới việc thực thi quyền hành chính kinh tế theo luật định. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị thất thoát vào những chi phí tiêu cực, để có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, kịp thời xoá bỏ những quy dịnh không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định. Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính theo hướng “thị trường hóa”. Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của

chính quyền địa phương. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính. Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, việc chức về các kiến thức quản lý kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hoá hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Chính sách tiền lương cần được cải cách theo hướng trả tương xứng với nhiệm vụ, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, trả đúng là thực hiện đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)