Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế cho hội nhập

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 66)

2.2.1.1 Những cải cách về khung khổ pháp luật

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế (năm 1986) đến nay, với một sự nỗ lực và cố gắng đáng ghi nhận, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật nhằm đảm bảo và hỗ trợ hiệu quả quá trình

chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với mục đích cuối cùng là đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nhìn chung, trong hơn hai thập niên qua, Nhà nước đã xây dựng được một khung pháp luật mới bao quát trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, thay thế dần cho khung pháp luật của nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây. Khung pháp luật mới này vừa là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và vận hành của nền kinh tế thị trường, vừa gắn kết với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

Trước hết, những cải cách về khuôn khổ thể chế pháp luật đã từng bước tạo lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả chủ thể kinh tế thuộc tất cả các dạng sở hữu khác nhau. Việc xác định rõ quyền sở hữu là vấn đề rất quan trọng đã được luật pháp hoá nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong dài hạn. Quyền sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư nhân, cũng như địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia được thừa nhận và ngày càng được khẳng định rõ trong các văn bản pháp luật1. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường vận hành, khung pháp luật Việt Nam trong thời gian đầu cải cách chủ yếu hướng tới xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, lưu thông hàng hóa trong nước và tự do hoá giá cả, thống nhất tỷ giá nhằm xoá bỏ những méo mó giá cả trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh ngày càng được nới rộng nhằm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, nguyên tắc công dân được làm tất

1Luật Đầu tư nước ngoài (1987), Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 1992, Luật công ty (1991), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1999), Bộ Luật Dân sự (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật công ty cổ phần (1992), nghị quyết 10 (1986), Luật Đất đai (1993, 2003), Luật Hợp tác xã (1996), Các quy định về cầm cố thế chấp tài sản (1994).

cả những gì mà pháp luật không cấm dần dần được thể hiện ở các cấp độ khác nhau trong các văn bản pháp luật2.

Nhà nước tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chủ yếu theo hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thay đổi hình thức quản lý, môi trường quản lý doanh nghiệp thông qua việc cổ phần hoá, giao, bán khoán cho thuê và công ty hoá v.v, từng bước giảm bớt bao cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước, đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là những hỗ trợ về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã dần dần được khẳng định và hiện thực hóa qua các đường lối, luật pháp và chính sách của Đảng và Nhà nước. Đại hội Đảng VII năm 1991 đã khẳng định “khu vực tư bản tư nhân được phép thực hiện những công việc kinh doanh theo luật định và có lợi cho nền kinh tế quốc dân”. Các thay đổi trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 đã đánh tín hiệu cho các doanh nghiệp tư nhân là Nhà nước đang tiến tới bảo vệ các quyền tài sản chủ chốt. Trong những năm qua, nhiều luật và chính sách có tính quyết định đã được ban hành nhằm xúc tiến tích cực hơn sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Riêng trong giai đoạn 1990-2000, Nhà nước đã ban hành 84 đạo luật, 77 pháp lệnh, 826 nghị định có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động và quản lý các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là luật về thuế, vay vốn ngân hàng, thuê đất đai, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng đất đai, thuê mướn

2 Luật Đầu tư nước ngoài (1987), Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế (1989), Hiến pháp sửa đổi năm 1992, Bộ Luật Dân sự (1995), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1991), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật Công ty cổ phần (1992), Bộ Luật lao động (1994,2002), Luật về Các tổ chức tín dụng (1997, 2004), Luật Kinh doanh bảo hiểm (2001), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1998), Luật Thương mại (1997, 2005), Luật Phá sản doanh nghiệp (1993, 2004), Luật Doanh nghiệp (2005) v.v.

lao động, xuất nhập khẩu hợp đồng mua bán ngoại thương, mua bán cổ phiếu, chứng khoán, quyền sở hữu trí tuệ, chế độ đấu thầu và xây dựng, khả năng bảo lãnh, xoá, miễn nợ của Nhà nước đối với những rủi ro, thua lỗ của doanh nghiệp v.v. 24. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định ngày càng mạnh mẽ hơn trong các văn bản pháp luật như những thay đổi trong Hiến pháp (12/2001), Luật Doanh nghiệp 2002, Luật Doanh nghiệp 2005, trong các nghị quyết của các Đại hội, Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như Nghị quyết các hội nghị Trung ương Đảng năm 2001 và 2002, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, 2006-2010.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu phải hoàn thiện, đổi mới về cơ bản hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư và doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển được đặt ra hết sức cấp bách. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó, mới đây, Nhà nước đã ban hành Luật Thương mại (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Cạnh tranh (2005), Luật Hải quan (2001, 2006), Luật Sở hữu trí tuệ (2006), Luật Giao dịch điện tử (2005), luật về ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, các luật về thuế v.v. Các Luật này đã được xây dựng trên nguyên tắc tiếp tục thể chế hoá đường lối đổi mới và chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm giải phóng, huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế xã hội đất nước, đồng thời duy trì và mở rộng quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo hướng áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho chế độ cấp phép, xoá bỏ những quy định xin - cho, phê duyệt trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phí tổn cho doanh nghiệp và xã hội. Việc ban hành các Luật này cũng thể hiện sự đổi mới vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng giảm dần, tiến tới loại bỏ những can thiệp hành chính không cần thiết, đồng thời tăng cường vai trò cũng như năng lực của nhà nước trong việc

vừa quản lý, định hướng được quá trình phát triển, vừa tạo điều kiện để thị trường phát triển và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ra đời của các Luật này cũng đảm bảo phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam.

Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các thiết chế thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn), tạo cơ sở nền tảng cho nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả hơn. Trước hết, đối với Việt Nam là nước có phần lớn dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, việc cải cách khung pháp luật đất đai là vấn đề cấp thiết, nên Nhà nước đã tiến hành cải cách theo hướng trao quyền cho người nông dân được sử dụng đất đai trong thời gian dài hơn và khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quyền sử dụng đất linh hoạt hơn3. Một số văn bản luật pháp cũng đã được ban hành nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng, tài chính vận hành, quản lý hiệu quả4. Ngoài ra, một số luật và văn bản dưới luật đã được ban hành nhằm hình thành và phát triển các thị trường như thị trường lao động5; thị trường bất động sản6; thị trường khoa học và công nghệ7; thị trường chứng khoán.

Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế cho hội nhập cũng được thể hiện thông qua việc thực hiện các cam kết quốc tế. Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại, đầu tư với các tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ như: Liên minh Châu Âu (EU) (1992), với

3Những tiến bộ trong khung pháp luật về cải cách thể chế đất đai được thể hiện qua Nghị quyết 100 (1981), Chỉ thị 10 (1988) và trong Luật Đất đai (1993, 2003).

4Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1990, 1997), Luật sửă đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (17/6/2003), Luật về các tổ chức tín dụng (1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (15/6/2004), Các thể lệ tín dụng (1994, 1995), Các quy định về cầm cố thế chấp tài sản (1994), Luật Kinh doanh bảo hiểm (2001), Luật phá sản doanh nghiệp (1993, 2004).

5Quy định về hợp đồng lao động (1989), Bộ Luật Lao động (1994, 2002), Nghị định 58/CP quy định cấp giấy phép lao động cho người lao động tại Việt Nam (1996), Nghị định 85/CP về qui chế sử dụng và quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài (1998).

6Pháp lệnh thuế nhà đất và đất đai (1992), Luật đất đai (1993, 2003), Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (1994), Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ khi được giao đất và sử dụng đất (1994), Nghị định 60 và 61 (1994) về quyền kinh doanh nhà ở, sở hữu nhà và sử dụng nhà đô thị.

7Nghị định Công tác quản lý khoa học và công nghệ (1992), Pháp lệnh về bản quyền tác giả (1994), Luật Sở hữu Trí tuệ (2006).

các nước ASEAN CEPT/AFTA (1996), APEC (1998), Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2000) và các hiệp ước khác. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết thực hiện sáng kiến Miazawa, thực hiện các chương trình cải cách cơ cấu như cải cách khu vực tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo của WB, IMF và các nhà tài trợ quốc tế khác. Các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư, sở hữu trí tuệ, bản quyền8 hướng tới đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong nước, thực hiện các quy chế tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch hoá và tăng khả năng tiên liệu của các chính sách thương mại, đầu tư và kinh doanh, tài chính/hành chính công. Nhìn chung, trong thời gian qua, nhận thức về các điều ước quốc tế đã được nâng cao một cách rõ rệt. Điều ước quốc tế dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật và được thừa nhận có giá trị ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.

2.2.1.2 Những cải cách về thể chế tài chính

Tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trong việc tạo điều kiện để điều tiết một cách tối ưu các hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và thông qua các định chế tài chính trung gian để phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả vào khu vực tạo ra năng lực sản xuất. Do đó, để phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là cải cách thể chế tài chính cho hội nhập và phát triển. Quá trình này bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp và thị trường tài chính nhằm tạo ra một khu vực tài chính lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo tự do trong khu vực tài chính của Việt Nam.

Đổi mới hệ thống ngân hàng

Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chủ yếu để để phục vụ cho cơ chế kế hoạch tập trung. Đặc điểm cơ bản của hệ thống

8Việt Nam tham các công ước quốc tế về bản quyền như: Công ước Paris năm 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Công ước UPOV năm 1978 và 1991 về bảo hộ các giống thực vật mới; Công ước Bruxell năm 1974 về bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; Công ước Vienna năm 1971 về bảo hộ người trình diễn, người sản xuất các chương trình ghi âm và các tổ chức phát thanh, truyền hình, chống sự sao chép trái phép; và Công ước Washington năm 1989 về sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp.

tài chính ngân hàng trong giai đoạn này là hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động chủ yếu để phục vụ các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ thị của Chính phủ.

Năm 1988, theo Nghị định 53 (3/1988), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ hệ thống đơn cấp, bao gồm cả ngân hàng trung ương và các ngân hàng quốc doanh khác sang hệ thống hai cấp, trong đó ngân hàng trung ương được tách riêng và chức năng hoạt động thương mại được trao cho các ngân hàng thương mại mới. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn chưa hoạt động hiệu quả một khi Ngân hàng Nhà nước vẫn còn bị hạn chế về chức năng và hệ thống quan liêu bao cấp. Năm 1990, khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng Việt Nam được ban hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được trao các chức năng truyền thống như điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hệ thống tài chính, khởi đầu cho một loạt cải cách tài chính tiền tệ ở Việt Nam sau này, tạo điều kiện cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính, ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ và thực hiện cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, với phương châm thực hiện đa dạng hóa về loại hình ngân hàng, về sở hữu, từng bước tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ.

Đến nay, hệ thống ngân hàng 2 cấp của Việt Nam đã được xây dựng và đổi mới trong hoạt động. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước có hội sở Trung ương tại Hà Nội và có các chi nhánh tại các tỉnh, thành; Các ngân hàng thương mại gồm 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh tiền tệ trong hệ thống còn có các công ty tài chính, các văn phòng đại diện của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Cùng với đổi mới mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, trong đó chính sách tín dụng hướng vào các mục tiêu như chuyển chính sách lãi suất thực âm sang chính sách lãi suất thực dương; mở rộng tín dụng cho mọi thành

phần kinh tế; tăng cường tín dụng trung và dài hạn v.v nhằm nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống.

Hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam

Chủ trương thành lập thị trường tài chính được thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến hết năm 1994, các thị trường tiền tệ lần lượt ra đời. Sự ra đời của các thị trường này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Một mặt, tạo ra thị trường vốn ngắn hạn cho nền kinh tế; mặt khác, tạo ra các công cụ gián tiếp để Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường.

Năm 1995, thị trường trái phiếu kho bạc Nhà nước và năm 2000 thị trường chứng khoán lần lượt ra đời và đi vào hoạt động khiến cho cấu trúc thị

Một phần của tài liệu Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)