Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách và hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút ngày càng lớn các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc cải thiện môi trường đầu tư này được thể hiện trước hết qua các lần xây dựng, sửa đổi và từng bước hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1987 đến nay.
Sau khi nguồn hỗ trợ từ các nước Đông Âu và Nga chấm dứt, Việt Nam ở vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo được bước chuyển về kinh tế lại rất nghèo nàn, lạc hậu. Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào tháng 12/1987 đã khơi thông một kênh hết sức quan trọng để huy động vốn từ bên ngoài. Trong vòng ba năm đầu từ khi Luật có hiệu lực (1988-1990), Việt Nam đã thu hút được 214 dự án đầu tư với số vốn tổng cộng là 1582 triệu USD.
Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép từ 1988 đến 2004
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn
thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số Chia ra Nước ngoài đóng góp Việt Nam đóng góp Tổng số 6164 59847.9 48796.8 11051.1 30006.5 1988-1990 214 1582.0 1289.3 292.7 1988 38 321.5 262.0 59.5 1989 68 525.5 428.3 97.2 1990 108 735.0 599.0 136.0 1991-1995 1397 19077.6 14888.1 4189.5 6517.8 1991 151 1291.5 1003.4 288.1 328.8 1992 197 2208.5 1827.9 380.6 574.9 1993 274 3347.2 2677.1 670.1 1017.5 1994 367 4534.6 3458.8 1075.8 2040.6 1995 408 7695.8 5920.9 1774.9 2556.0 1996-2000 1730 25627.6 20060.2 5567.4 12944.8 1996 387 9735.3 7655.0 2080.3 2714.0 1997 358 6055.3 4633.6 1421.7 3115.0 1998 285 4877.0 3534.6 1342.4 2367.4 1999 311 2264.3 1960.5 303.8 2334.9 2000 389 2695.7 2276.5 419.2 2413.5 2001-2004 2823 13560.7 12559.2 1001.5 10543.9 2001 550 3230.0 3100.7 129.3 2450.5 2002 802 2963.0 2717.8 245.2 2591.0 2003 748 3145.5 2951.7 193.8 2650.0 2004 723 4222.2 3789.0 433.2 2852.4
(*): Vốn đăng ký bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ năm trước
Nguồn: 47
Trước tình hình sụt giảm đầu tư nước ngoài cùng việc các nước khác tạo điều kiện hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư, từ năm 1998, Chính phủ đã có thêm ba lần sửa đổi, bổ sung vào Luật Đầu tư nước ngoài, nhằm cải thiện tình hình. Tháng 1/1998, với Nghị định 10/CP, Chính phủ đã sửa đổi chính sách mới nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, giảm giá thuê đất, tăng mức ưu đãi về thuế, tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa, cho phép liên doanh chuyển sang dạng 100%
vốn nước ngoài hoặc trong nước, phân cấp uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án vừa và nhỏ cho các địa phương. Năm 1999, Chính phủ ra Quyết định 53/1999/QĐ-TTg và tháng 5/2000, Chính phủ tiếp tục cho sửa đổi, bổ sung thêm Luật đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1999, 2000, có những điểm tiến bộ đáng kể như:
▪ Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh: Trong các quy định mới đã giới hạn
thời hạn cấp giấy phép và giảm thiểu các giấy phép trung gian. Mặc dù thủ tục xin phép kinh doanh đang được phân cấp, số lượng các cơ quan liên quan đến quá trình cấp giấy phép đã giảm, tiến tới thực hiện “chính sách một cửa”. ▪ Lựa chọn các hình thức kinh doanh: Mặc dù việc thực hiện những quy định pháp lý về hình thức kinh doanh rất khắt khe trong những năm trước đó, nhưng tình hình hiện nay đã được cải thiện.
▪ Vấn đề đất đai: từ năm 1999, có hai cải tiến quan trọng đã tạo điều kiện
thuận lợi về đất đai. Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được phép góp vốn vào các liên doanh bằng quyền sử dụng đất. Thứ hai, quyền sử dụng đất có thể được trao cho các công ty nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thứ ba, nếu Việt Nam góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất thì có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng; trong trường hợp giải thể hoặc phá sản thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp.
▪ Chính sách giá cả: Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch từng bước áp
dụng mức giá thống nhất cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quyết định 53/1999 do Thủ tuớng Chính phủ ban hành đã giảm giá điện, giá nước và cước viễn thông. Từ tháng 7/1999, chi phí lắp đặt điện thoại cũng như cước các cuộc gọi trong nước được áp dụng thống nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, tiền nước cũng được quy định như nhau đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước căn cứ theo mục đích sử dụng.
▪ Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch khác; quyền chuyển nhượng vốn được tôn trọng; và các gánh nặng thuế như thuế lợi tức, miễn
thuế nhập khẩu và giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đều được giảm nhiều so với trước.
Gần đây nhất, ngày 19/11/2005, Luật Đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2006) đã được Quốc hội thông qua, theo đó, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện theo hướng ngày càng thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, với nhiều quy định mới về hình thức đầu tư; các nguyên tắc và nội dung bảo đảm, bảo lãnh của Nhà nước đối với vốn, tài sản của nhà đầu tư cũng như hoạt động đầu tư; việc xử lý tranh chấp và áp dụng luật nước ngoài; các thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư; thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư v.v.
Vai trò của Nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn được thể hiện qua nhiều hoạt động nhằm xác định rõ những cản trở mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp phải, và kêu gọi, thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến, bao gồm việc tổ chức thường xuyên ở cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, hay các diễn đàn đầu tư tại một số nước để kêu gọi, thu hút đầu tư vào Việt Nam, đồng thời để tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía các nhà tài trợ và các doanh nghiệp về môi trường đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và ở cấp địa phương nói riêng cũng ngày càng được chú trọng. Từ năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI được công bố hàng năm nhằm đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh của từng tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Những nỗ lực của Nhà nước trong cải cách, hoàn thiện và hấp dẫn môi trường đầu tư ở nước ta trong những năm qua đã mang lại thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển nền kinh tế đất nước.
Các quy định pháp luật và chính sách do Nhà nước ban hành đã tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn. Tính đến 31/12/2005, Việt Nam đã thu hút được 6030 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là hơn 51 tỷ USD, trong đó số vốn đã thực hiện gần 28 tỷ USD
(chiếm gần 55%) trong giai đoạn 1988-2005. Tính chung trong suốt giai đoạn này, vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện bởi các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 51,04%, doanh nghiệp liên doanh 37,6%, 8,17% được thực hiện dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), còn lại 3,19% dưới dạng BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn 43.
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong giai đoạn 1988-2005, tỷ trọng vốn đăng ký vào các ngành công nghiệp chiếm 60,84% (trong đó, công nghiệp nặng chiếm 23,62%, công nghiệp nhẹ chiếm 16,83%), các ngành nông, lâm nghiệp chiếm 7,40%, và các ngành dịch vụ chiếm 31,76% 43.
Có thể khẳng định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đáng kể trong GDP của cả nước và góp phần nâng cao mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2004, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trung bình 14,09% vào GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư của cả nước trong giai đoạn 1990- 1995, và khoảng hơn 19,66% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1996-2004. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có sự đóng góp đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu trung bình trong cơ cấu tổng giá trị xuất khẩu của cả nước với 48,88% trong giai đoạn 2000-2004 47. Tính đến hết quý 1 năm 2006, khu vực kinh tế này đã tạo việc làm cho khoảng 1.037.000 lao động, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động 43.