7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong quá trình quản lý phát triển VPĐT. Sử dụng phù hợp từng biện pháp trong những tình huống cụ thể và kết hợp hài hòa các biện pháp sẽ quản lý hiệu quả việc phát triển mô hình VPĐT tại Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc phát triển mô hình VPĐT vào công tác quản lý giáo dục và sự cần thiết phải phát triển mô hình VPĐT để theo kịp sự phát triển của tổ chức, của ngành. Nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Biện pháp này tác động đến tất cả các biện pháp còn lại trong quá trình phát triển mô hình VPĐT tại Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Biện pháp 2: Đẩy mạnh cải cách hành chính. Biện pháp này tác động vào quá trình tổ chức triển khai phát triển mô hình VPĐT, cải cách hành chính, nó giúp cho các quy trình tác nghiệp rõ ràng và hợp lý hơn, thuận lợi cho việc tin học hoá công tác quản lý theo mô hình VPĐT. Biện pháp còn này tác động vào việc triển khai thực hiện biện pháp 6 (tăng cƣờng sự chỉ đạo), tạo điều kiện cho việc chỉ đạo triển khai việc sử dụng và phát triển VPĐT.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển VPĐT, hoàn thiện mô hình VPĐT tại Sở trong tƣơng lai để có thể thoả mãn tối đa nhu cầu về công tác quản lý của các đối tƣợng tham gia VPĐT. Biện pháp này
định hƣớng cho việc phát triển mô hình VPĐT nhằm đổi mới phƣơng thức quản lý tại Sở GD&ĐT trong từng giai đoạn phát triển. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể và tầm nhìn trong tƣơng lai của mô hình VPĐT, mỗi đơn vị, cá nhân sẽ xác định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong tổng thể của hệ thống, từ đó có sự chuẩn bị tƣơng ứng về năng lực làm việc cũng nhƣ các các nguồn lực để đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển VPĐT. Kết quả của biện pháp này là tiền đề, là cơ sở để triển khai thực hiện các biện pháp tiếp theo.
Biện pháp 4: Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế quản lý VPĐT nhằm đảm bảo xây dựng một cơ chế hợp lý, bố trí các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực đảm bảo cho việc sử dụng và phát triển mô hình VPĐT theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu có một cơ chế tốt, một tổ chức tốt thì việc chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển mô hình VPĐT sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp 5: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, đảm bảo cho hệ thống VPĐT hoạt động ổn định, cung ứng đƣợc các dịch vụ quản lý cho ngƣời sử dụng mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và chính xác. Cơ sở hạ tầng thông tin là điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật để công tác chỉ đạo triển khai việc sử dụng và phát triển VPĐT đƣợc thuận lợi hơn.
Biện pháp 6: Chỉ đạo triển khai việc sử dụng và phát triển VPĐT. Biện pháp này đảm bảo tiến độ công việc sẽ đƣợc thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra về thời gian, về khối lƣợng. Thông qua việc sử dụng VPĐT, cán bộ công chức sẽ thấy đƣợc hiệu quả về kinh tế - xã hội của mô hình này trong công tác quản lý của Sở, điều đó tác động trở lại nhận thức của cán bộ, công chức vai trò về lợi ích của VPĐT.
việc vận hành và sử dụng VPĐT. Biện pháp này tác động vào giai đoạn kiểm tra của quá trình quản lý phát triển VPĐT nhằm phát hiện những sai lệch để kịp thời có biện pháp điều chỉnh thích hợp và ra quyết định bổ sung hợp lý nhằm phát triển VPĐT. Kết quả của biện pháp này có thể là thông tin để điều chỉnh các nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp trƣớc.
Mỗi một biện pháp quản lý sẽ tác động vào từng đối tƣợng, từng giai đoạn trong quá trình quản lý việc sử dụng và phát triển mô hình VPĐT tại Sở GD&ĐT Hải Phòng. Để mô hình VPĐT tại Sở GD&ĐT Hải Phòng phát triển theo đúng các mục tiêu đã đặt ra, cần phải thực hiện hài hoà, đồng bộ tất cả các biện pháp trên.