Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 58)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong giáo dục và đào tạo ở thành phố Hải Phòng

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII, phát huy thế mạnh của đơn vị trong nhiều năm dẫn đầu GD&ĐT cả nƣớc, ngành GD&ĐT Hải Phòng đã đặt ra định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2010 “… lấy việc đƣa CNTT&TT vào quản lý và giảng dạy học tập làm khâu đột phá nhằm nâng cao chất lƣợng GD&ĐT”, “Phát triển ứng dụng CNTT&TT đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin trên mạng” [25].

Các cấp lãnh đạo từ Sở GD&ĐT đến các đơn vị nhà trƣờng coi CNTT&TT là công cụ đặc biệt để nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại hoá. Ứng dụng CNTT&TT trong GD&ĐT vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Phát triển hạ tầng CNTT:

- Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng sớm có chủ trƣơng đầu tƣ cho CNTT&TT trong đó tập trung xây dựng hệ thống mạng máy tính, năm 1999 Sở GD&ĐT Hải Phòng là Sở đầu tiên của thành phố có mạng nội bộ. Áp dụng kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học “Quy hoạch phát triển mạng thông tin quản lý ngành GD&ĐT thành phố Hải Phòng” của Thạc sỹ Phạm Thuý Lƣơng, đến nay hạ tầng CNTT&TT của ngành GD&ĐT Hải Phòng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT&TT trong hỗ trợ đối mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới quản lý giáo dục. Hiện tại trung tâm tích

hợp dữ liệu tại Sở GD&ĐT đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động với các thiết bị hiện đại, 2 máy chủ và 2 đƣờng kết nối cáp quang với tổng dung lƣợng 14Mbs, 8 địa chỉ IP tĩnh cho phép các đơn vị kết nối mạng riêng ảo (VPN) tốc độ cao tới Sở.

- 100% các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 96,43% trƣờng mầm non có máy vi tính; 100% phòng GD&ĐT, các trƣờng THPT, trung tâm GDTX đã đƣợc kết nối Internet tốc độ cao ADSL, nhiều đơn vị có từ 2 đƣờng kết nối Internet trở lên, một số đơn vị đã sử dụng đƣờng cáp quang kết nối với Sở qua mạng Internet.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức CNTT&TT cho đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng tiếp nhận và khai thác các phần mềm quản lý nhà trƣờng, bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo … phục vụ việc quản lý, giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học:

- Năm 1996, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu cấp Bộ mã số B97-63-01 “Bƣớc đầu đƣa Tin học vào bậc THCS”.

- Phong trào ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ trong soạn giảng đƣợc đẩy mạnh ở các cấp học, ngành học từ mầm non đến trung cấp chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong công tác quản lý giáo dục: - Sở GD&ĐT Hải Phòng là Sở GD&ĐT đầu tiên trên cả nƣớc có trang tin điện tử (Website) trên mạng Internet tại địa chỉ http://www.haiphong.edu.vn cung cấp các thông tin về các hoạt động của ngành trên mạng.

- Hệ thống thƣ điện tử (email) với tên miền riêng của ngành haiphong.edu.vn đƣợc triển khai từ năm 2003, hệ thống thƣ điện tử đã đóng vai trò tích cực trong việc trao đổi thông tin liên lạc giữa Sở GD&ĐT các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý; hiện nay đã có 25/56 trƣờng THPT, 12/14 phòng giáo dục và đào tạo các quận/huyện triển khai hệ thống email tên miền riêng của đơn vị.

- Từng bƣớc áp dụng mô hình VPĐT trong công tác quản lý với hệ thống phần mềm S-Office trên mạng Internet tại địa chỉ http://office.haiphong.edu.vn; 100% các văn bản đi/ đến của Sở đƣợc số hoá, cập nhật và chuyển phát trong ngày tới các đơn vị trực thuộc.

- Các đơn vị trƣờng học ứng dụng CNTT&TT vào các nghiệp vụ quản lý của đơn vị nhƣ: quản sinh, quản lý điểm, quản lý tài chính, quản lý cán bộ (PMIS), xếp thời khoá biểu, xây dựng CSDL thông tin trƣờng học (EMIS).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 58)