7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên Sở và các đơn vị
Trong thời đại CNTT&TT, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, đem lại hiệu quả ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế, xã hội làm thay đổi cơ bản nhận thức của con ngƣời, mỗi ngƣời đều thấy đƣợc sự cần thiết của việc ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và CNTT&TT nói riêng vào trong lĩnh vực hoạt động, công việc của mình nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
Mọi cán bộ, công chức nhân thức rằng VPĐT là nơi cung cấp thông tin, tƣ liệu và các công cụ hỗ trợ tác nghiệp trong quá trình quản lý giáo dục. Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã nhận thấy rằng việc áp dụng mô hìnhVPĐT
vào công tác quản lý là phƣơng thức nhanh nhất để truyền đạt các ý kiến, mệnh lệnh hành chính của mình tới các cá nhân và tổ chức có liên quan, VPĐT là công cụ để kiểm tra, giám sát tiến độ công việc. Cán bộ, chuyên viên cơ quan Sở coi VPĐT là công cụ quản lý hữu hiệu để ngƣời cán bộ chuyên viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Các đơn vị coi VPĐT một kênh thông tin để tiếp cận với các thông tin quản lý của Sở, với nguồn dữ liệu đầy đủ và chính xác của ngành GD&ĐT.
Tuy nhiên việc chuyển từ nhận thức tầm quan trọng, tác dụng và lợi ích của VPĐT trong quản lý đến việc việc xây dựng cơ chế để thực hiện việc phát triển, nhân rộng mô hình VPĐT còn gặp khó khăn, chƣa có giải pháp mạnh, khả thi và nguồn lực tƣơng xứng. Còn có hiện tƣợng một số cán bộ, công chức chƣa đồng thuận về ứng dụng VPĐT trong công tác quản lý, điều hành vì các lý do:
+ Việc chuyển từ phƣơng pháp quản lý từ theo kiểu thủ công sang tự động hoá dẫn đến cán bộ phải thay đổi cách thức làm việc.
+ Việc triển khai mô hình VPĐT cùng với cải cách hành chính sẽ làm tăng sự minh bạch thông tin, ảnh hƣởng đến quyền lợi của một số cá nhân.
+ Sự e ngại về giá trị pháp lý của các văn bản điện tử, của ngƣời dùng. Cùng với việc đặt nặng vai trò của “văn bản giấy – dấu đỏ” theo thói quen cũ.