7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin
Mục đích của biện pháp
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin để đảm bảo cho hệ thống VPĐT hoạt động ổn định, cung ứng đƣợc các dịch vụ quản lý cho ngƣời sử dụng mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và chính xác.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006 thì “Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm: mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”.
Trong mô hình VPĐT tại Sở GD&ĐT, cơ sở hạ tầng thông tin chính là môi trƣờng và công cụ để cán bộ, công chức tác nghiệp trong VPĐT bao gồm hệ thống mạng máy tính nội bộ của Sở, các thiết bị kỹ thuật và CSDL dùng chung. Cơ sở hạ tầng thông tin hoạt động ổn định sẽ đảm bảo cho hệ thống VPĐT hoạt động ổn định, cung cấp đƣợc các dịch vụ quản lý cho ngƣời sử dụng mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và chính xác.
Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống mạng nội bộ của ngành: - Trên cơ sở các thoả thuận hợp tác giữa Sở GD&ĐT Hải Phòng với VNPT và Viettel là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Hải Phòng, các đơn vị trực thuộc ký kết hợp đồng kết nối Internet với VPNT và Viettel; sao cho mỗi đơn vị có 2 đƣờng kết nối Internet, tốc độ truy cập Internet tối thiểu 2Mbs. Với những ngƣời phải thƣờng xuyên di chuyển có thể sử dụng phƣơng pháp truy cập Internet không dây bằng công nghệ EDGE của Viettel hoặc 3G của VNPT.
- Hiện nay Sở GD&ĐT cung cấp các dịch vụ của VPĐT qua mạng Internet tại địa chỉ http://office.haiphong.edu.vn, phƣơng pháp này có
thuận lợi là: đơn giản, dễ sử dụng và chi phí thấp, nhƣng cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn là: nguy cơ mất an ninh mạng và tốc độ chậm. Để khắc phục những tồn tại trên, đề xuất giải pháp sử dụng công nghệ mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN) để xây dựng hệ thống mạng nội bộ giữa Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc .
- Dựa trên sự phân cấp quản lý các đơn vị giáo dục tại thành phố Hải Phòng, mô hình thiết kế hệ thống mạng phân cấp bao gồm ba tầng:
+ Tầng lõi là phần kết nối mạng trục (WAN backbone) kết nối trực tuyến giữa hệ thống mạng tại trung tâm tích hợp dữ liệu và Internet theo công nghệ “thuê kênh riêng” để đảm bảo tốc độ và sự ổn định.
+ Tầng phân phối là phần kết nối các điểm đại diện đƣợc đặt tại các đơn vị trực thuộc, kết nối trực tuyến với tầng lõi theo mô hình kết nối “mạng đến mạng”.
+ Tầng truy nhập là tầng mà ngƣời dùng kết nối vào hệ thống theo mô hình “máy tính tới mạng”.
Cán bộ, công chức tại Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT đã đƣợc trang bị máy tính để tác nghiệp và khai thác VPĐT. Tuy nhiên, tại các trƣờng THPT, trung tâm GDTX, do điều kiện kinh phí không thể trang bị mỗi giáo viên một máy tính, nên tại mỗi trƣờng cần phải xây dựng phòng máy tính dành cho cán bộ và giáo viên; phòng máy tính này phải đƣợc kết nối mạng và kết nối với hệ thống VPĐT tại Sở GD&ĐT để cán bộ, giáo viên có thể thƣờng xuyên truy cập và khai thác các dịch vụ của VPĐT.
Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu:
- Trung tâm tích hợp dữ liệu có nhiệm vụ lƣu trữ và chia sẻ các thông tin giáo dục cho ngƣời sử dụng và các dịch vụ đƣợc triển khai tại
VPĐT. Tại Sở GD&ĐT Hải Phòng, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin giáo dục cơ bản gồm các nội dung sau:
+ Thông tin về các cơ sở giáo dục (trƣờng học, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên), thông tin về các cơ quan quản lý giáo dục (Sở, phòng GD&ĐT);
+ Thông tin về nhân sự; + Thông tin về học sinh;
+ Thông tin về văn bằng chứng chỉ;
- Hiện nay tại Sở GD&ĐT đã bƣớc đầu hình thành trung tâm tích hợp dữ liệu tại Văn phòng Sở với 02 máy chủ công suất lớn và các CSDL về thông tin quản lý trƣờng học (EMIS), CSDL về nhân sự (PMIS). Tuy vậy, vẫn còn một số máy chủ và CSDL thuộc các dự án vẫn đang đƣợc đặt và vận hành tại các phòng chuyên môn nhƣ: máy chủ và CSDL về điều tra mức chất lƣợng tối thiểu của các trƣờng tiểu học, dữ liệu về phổ cập giáo dục. Do đó, cần phải đƣa các máy chủ và CSDL về trung tâm tích hợp dữ liệu tại văn phòng Sở để thuận lợi cho quá trình quản lý, khai thác, cập nhật, bảo trì cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho trung tâm tích hợp dữ liệu.
- Do tính chất quan trọng và phức tạp, nên trung tâm tích hợp dữ liệu phải đƣợc đặt tại phòng riêng có chế độ bảo mật, đảm bảo các điều kiện về phòng chống cháy nổ, nhiệt độ, độ ẩm; nguồn điện cung cấp cho trung tâm tích hợp phải thƣờng xuyên liên tục, có nguồn điện dự phòng từ máy phát có khả năng tự khởi động khi mất điện. Trong trƣờng hợp tài chính cho phép có thể xem xét giải pháp thuê chỗ đặt máy chủ tại các trung tâm tích hợp của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
- Để đảm bảo các CSDL đƣợc cập nhật liên tục, cung cấp các thông tin mới nhất cho quản lý cần xây dựng cơ chế và tổ chức cập nhật các
CSDL theo các kỳ báo cáo đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.