Chínhphủ điện tử

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 28)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.6. Chínhphủ điện tử

Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm Chính phủ điện tử (E-Government), điều đó phụ thuộc vào mức độ ứng dụng CNTT&TT vào hoạt động quản lý, khả năng ƣu tiên về chính sách, và khả năng ứng dụng CNTT&TT của từng chính phủ cụ thể.

Trong tài liệu về Chính phủ điện tử của nhóm công tác E-ASEAN có nêu hai định nghĩa về CPĐT :

“Chính phủ điện tử là việc sử dụng CNTT&TT để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục những rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền thống” [19, tr.6].

“Chính phủ điện tử là việc sử dụng CNTT&TT để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho ngƣời dân, các đối tác kinh doanh và ngƣời lao động” [19, tr.6].

Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) năm 2003 định nghĩa thì “Chính phủ điện tử là việc sử dụng CNTT&TT, mà đặc biệt là Internet, nhƣ là một công cụ để hỗ trợ nhằm đạt đến một chính phủ hoạt động hiệu quả nhất” [44].

Nhƣ vậy bản chất của CPĐT là một công cụ, một phƣơng thức làm việc mới để hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc đạt hiệu quả cao hơn,

minh bạch hơn, phục vụ ngƣời dân tốt hơn thông qua việc ứng dụng CNTT&TT.

CPĐT không đơn thuần là máy tính, mạng Internet, mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là các quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phƣơng thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính phủ, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó…

Có hai nhóm công việc chính khi đề cập đến chính CPĐT là:

- Các dịch vụ chính phủ trực tuyến: Trƣớc đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ CNTT&TT, ngƣời dân nhận đƣợc thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, đƣợc phục vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, nhƣ công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trƣớc bạ thông qua các dịch vụ trực tuyến đƣợc thiết lập mà không phải đến chờ đợi (chầu chực) tại trụ sở các cơ quan trên nhƣ trƣớc đây.

- Tác nghiệp chính phủ: là việc số hoá, hay điện tử hoá bản thân các hoạt động trong chính phủ, giữa các cơ quan chính phủ khác cấp và cùng cấp.

Về mặt tác động đối với xã hội, tƣơng tự nhƣ thƣơng mại điện tử, CPĐT tác động lên các mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, chính phủ với ngƣời lao động và bản thân các cơ quan chính phủ với nhau.

Tác dụng của CPĐT:

- Thứ nhất, CPĐT đƣa chính phủ tới gần dân và đƣa dân tới gần chính phủ.

chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền

- Thứ ba, CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lƣợng dịch vụ công)

Hội nhập và tạo ra ƣu thế cạnh tranh trong thời đại bùng nổ nền kinh tế toàn cầu hoá chính là một động lực quan trọng để nhiều nƣớc trên thế giới triển khai mô hình VPĐT. Tại Australia ngƣời dân có thể tiếp cận với mọi sở ban ngành của chính phủ nƣớc này thông qua một địa chỉ duy nhất là australia.gov.au. Tại Hồng Công từ năm 2004 ngƣời dân đã có thể tiếp cận với 180 loại dịch vụ công khác nhau từ 50 ban ngành của chính phủ, mọi dịch vụ tại đây đƣợc tích hợp trong một cổng giao tiếp điện tử song ngữ Anh - Hoa duy nhất. Năm 1999, chính phủ Hàn Quốc khởi xƣớng hệ thống CPĐT nhằm loại bỏ tham nhũng trong chính phủ.

Năm 2004, Singapore đứng thứ 2 trên thế giới sau Canada về xếp hạng CPĐT trên toàn cầu. Kinh nghiệm của quốc gia này trong việc triển khai CPĐT là “tầm nhìn lớn, khởi đầu nhỏ và phát triển nhanh chóng”. Bài học kinh nghiệm là phải thay đổi không chỉ cách nghĩ, mà cả cách làm, cách chia sẻ thông tin của các quan chức chính phủ. Tái cấu trúc bộ máy chính phủ một cách tối ƣu cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Singapore trong việc phát triển CPĐT.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc triển khai của CPĐT trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định khung E-ASEAN (ASEAN điện tử) tại Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4 tại Singapore ngày 24 tháng 4 năm 2000, trong đó, theo Điều 3 và Điều 9, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng CPĐT. Bộ trƣởng Bộ Bƣu chính - Viễn thông đã ban hành Quyết định 992/QĐ- BBCVT ngày 26/10/2006 thành lập Trung tâm Hỗ trợ kiến trúc và Phát triển hạ tầng Chính phủ điện tử (gọi tắt là Trung tâm Chính phủ điện tử)

thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT đặt tại Bộ Bƣu chính Viễn thông nay chuyển về Cục Ứng dụng CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông. Trung tâm Chính phủ điện tử có chức năng tham mƣu về mặt chuyên môn trong công tác hỗ trợ kiến trúc và phát triển hạ tầng CPĐT trong phạm vi cả nƣớc; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng thúc đẩy các hoạt động phát triển CPĐT.

Trong những năm vừa qua Việt Nam đã không ngừng cải thiện những điều kiện để phát triển CPĐT nhƣ hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, tăng cƣờng cơ sở hạ tầng CNTT&TT, đẩy mạnh cải cách hành chính. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2008 tăng 14 bậc so với năm 2005, đạt 0,4558 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 91/192. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam từ khi Liên hiệp quốc xây dựng báo cáo đánh giá, xếp hạng CPĐT. Theo báo cáo của Đại học Brown (Hoa Kỳ), xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2008 tăng 36 bậc so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)