Mạng máy tính

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 25)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.5.Mạng máy tính

CNTT&TT và khoa học máy tính không ngừng phát triển trên toàn thế giới, cùng với sự phát triển này, nhu cầu về truyền thông tin số cũng phát triển song song và trở thành một nhu cầu không thể thiếu của xã hội văn minh. Khi hầu hết các lĩnh vực khoa học và xã hội đều chịu ảnh hƣởng của tin học và dần dần đƣợc tin học hóa thì việc liên kết giữa các công việc trong một lĩnh vực hay giữa các lĩnh vực với nhau trở nên cực kỳ quan trọng. Việc liên kết này thu hẹp khoảng cách không gian giữa con ngƣời với con ngƣời và với môi trƣờng xung quanh.

Máy tính là một công cụ giúp con ngƣời thực hiện tin học hóa công việc của mình thì mạng máy tính chính là việc nối kết các máy tính với

nhau và cũng chỉ có mạng máy tính mới giúp tạo ra sự liên kết các công việc trong một lĩnh vực (khoa học, xã hội) hay giữa các lĩnh vực với nhau, từ đó các kỹ thuật mạng đƣợc hình thành và phát triển

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (Computer Network hay Network System), là một tập hợp các máy tính tự hoạt động đƣợc kết nối nhau thông qua các phƣơng tiện truyền dẫn để nhằm chia sẻ tài nguyên: máy in, tệp tin, dữ liệu....

Các thành phần của mạng bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối kết nối với nhau tạo thành mạng, các thiết bị này có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính nhƣ điện thoại di động, PDA, tivi,...

- Môi trƣờng truyền dẫn: là môi trƣờng kết nối các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính để trao đổi thông tin qua đó. Môi trƣờng truyền dẫn có thể là môi trƣờng hữu tuyến (dây cáp), hoặc môi trƣờng vô tuyến (đối với các mạng không dây).

- Giao thức truyền thông: là các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị đầu cuối trên mạng.

Tác dụng của mạng máy tính:

- Chia sẻ tài nguyên: Nhờ có mạng máy tính các tài nguyên có thể đƣợc chia sẻ để dùng chung, tài nguyên ở đây đƣợc hiểu là các thiết bị phần cứng nhƣ: máy in, thiết bị lƣu trữ, bộ vi xử lý; những phần mềm và dữ liệu dùng chung;

- Tạo ra một môi trƣờng truyền thông, rút ngắn khoảng cách địa lý, việc trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian, đảm bảo đƣợc an toàn dữ liệu;

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mạng máy tính nên các tổ chức doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc đều quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng máy tính để tăng cƣờng hiệu quả trong việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin của đơn vị đảm bảo nhanh chóng hơn, chính xác hơn và tiết kiệm hơn. Chỉ thị 10/2006/CT-TTg ngày 23/3/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nêu rõ “Sử dụng mạng tin học nội bộ để cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên phục vụ cho việc tra cứu của cán bộ, công chức trong thừa hành công vụ” [6].

Phân loại mạng máy tính: có nhiều loại mạng máy tính khác nhau, ngƣời ta sử dụng độ lớn của mạng để phân loại.

- Mạng nội bộ (Intranet), là mạng thuộc sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân sử dụng công nghệ Internet. Trong ngành giáo dục, mạng Intranet của Sở GD&ĐT là mạng liên kết các máy tính của các phòng ban cơ quan Sở với các máy tính ở các trƣờng THPT, các phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc… sử dụng công nghệ Internet.

- Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN), kết nối những máy tính ở những khoảng cách ngắn, phạm vi hẹp. Mạng LAN thƣờng dùng phổ biến trong các trƣờng học, nội bộ các cơ quan. Mạng cục bộ có những đặc điểm:

+ Khoảng cách ngắn, phạm vi nhỏ; + Chuyển giao dữ liệu với tốc độ cao; + Công nghệ tƣơng đối rẻ tiền.

- Mạng diện rộng (Wide Area Network -WAN), kết nối nhiều máy tính ở những khoảng cách lớn hơn , phạm vi rộng hơn.

- Mạng Internet (International Network) là một liên mạng máy tính toàn cầu gồm nhiều mạng của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia kết nối lại với nhau cùng sử dụng chung giao thức TCP/IP. Qua mạng Internet có thể khai thác đƣợc sức mạnh tổng hợp của các máy tính kết nối trên mạng cộng tác với nhau. Mạng Internet, một trong những thành tựu vĩ đại của CNTT&TT, có khả năng đóng vai trò của một phƣơng tiện hiệu quả và cực kỳ thuận lợi để đem tri thức và nội dung GD&ĐT đến cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng (Trang 25)