7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1. Cơ chế, chính sách
Cơ chế chính sách là môi trƣờng pháp lý cho việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới quản lý, cải cách hành chính theo mô hình VPĐT, về phía các cấp quản lý trung ƣơng, đã có nhiều văn bản quản lý
nhà nƣớc về CNTT&TT tạo điều kiện cho mô hình VPĐT phát triển nhƣ Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
“Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc phải đƣợc ƣu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân” [22].
“Ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc ở các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử, từng bƣớc thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin.” [7]
Luật Giao dịch điện tử quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, và tài liệu điện tử:
- Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó đƣợc thể hiện dƣới dạng thông điệp dữ liệu.
- Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị nhƣ văn bản - Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị nhƣ bản gốc - Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, khẳng định: “Trong trƣờng hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu đƣợc xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó đƣợc ký bằng chữ ký số”
cơ sở pháp lý tƣơng đối đầy đủ để mô hình VPĐT tại các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội phát triển