Nguyễn Văn Quảng 1976 Đại học Bác sỹ Bắc Giang

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54)

Thứ ba, ở gĩc độ hẹp hơn và liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu của luận văn này. Chúng ta nhận thấy rằng, trong các làng - xã cổ truyền, các HĐN đã từng hiện diện và cĩ những vai trị nhất định. Chính vì vậy, sự cĩ mặt của các HĐN

Comment [u4]: K nhớ là cĩ nĩi tình hình này ở đầu chương k?Nếu chưa, thêm một đoạn vào cho rõ.

Comment [u5]: Các tổ chức phi quan phương trong làng-xã vùng châu thổ Bắc Bộ.(Các hoạt động, khuơn mẫu và vai trị trong một nơng thơn đang chuyển đổi - Trường hợp Hội đồng niên). Bài viêt tại Hội thảo: Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: cách tiếp cận nhân học, tổ chức tháng 12- 2007.

- 50 -

ở Quan Đình nĩi riêng và ở các làng - xã khác trên châu thổ Bắc Bộ khơng phải là sản phẩm mới ra đời trong thời hiện tại, mà nĩ là việc vận dụng trở lại một tổ chức xã hội truyền thống nhằm phục vụ cho những nhu cầu của con người đương đại. Điều này cho thấy, về cơ bản xã hội nơng thơn châu thổ Bắc Bộ vẫn là một xã hội mang nặng tính truyền thống. Những thay đổi về kinh tế, xã hội trong nhiều năm qua chưa thể làm cho các làng-xã ở đây cĩ những thay đổi căn bản mang bản chất của xã hội hiện đại. Ngược lại, quá trình đĩ cịn gĩp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tìm về các giá trị của quá khứ như một mong muốn tìm lại sự cân bằng của người dân đương đại.

Thứ tư, về sự phát triển của nĩ trong tương quan với sự chuyển đổi của xã hội

nơng thơn vùng nĩi riêng và cả nước nĩi chung, với các yêu cầu của sự phát triển một xã hội hiện đại, trong đĩ 3 trụ cột phát triển là nhà nước, thị trường và XHDS sẽ được thể hiện như thế nào, nĩ thật sự cĩ đĩng vai trị cho sự phát triển tương lai hay khơng? Chương sau sẽ tiếp tục đề cập tới các vấn đề này.

- 51 -

CHƢƠNG 2

HỘI ĐỒNG NIÊN: CÁC VAI TRỊ, KHUƠN MẪU VÀ ỨNG XỬ

Từ những gì được mơ tả ở chương trước cho thấy, dường như cĩ sự “hồi quang” của các HĐN đang diễn ra tại các làng – xã châu thổ Bắc Bộ. Sau một thời gian dài vắng bĩng, tổ chức này lại hiện diện trong đời sống của người nơng dân. Điều này cho thấy, HĐN cĩ một ý nghĩa nhất định đối với người nơng dân. Vậy ý nghĩa đĩ là gì? Những phân tích ở chương này sẽ gĩp phần nhận diện rõ hơn về các HĐN và giải thích một phần câu hỏi đĩ. Tuy nhiên, trước khi đi vào phân tích cụ thể các nội dung chính, cần thiết phải nhắc lại một cách sơ lược về các khái niệm cơ bản và mối quan hệ giữa chúng:

Khái niệm vai trị như đã xác định ở phần đầu của luận văn gắn liền với vị thế xã hội và các tương tác nhằm thực hiện các chức năng phù hợp với vị thế đĩ. Ở trường hợp cụ thể này, mỗi thành viên của các HĐN khi tham gia vào hội của mình đều phải đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ nhất định được xác định bởi vai trị là thành viên của tổ chức đĩ. Mỗi thành viên trong một nhĩm đều phải quan tâm đến điều mà nhĩm của mình mong đợi, yêu cầu đối với vai trị xã hội tương ứng của họ.

Ở cấp độ rộng hơn, với tư cách là một thành tổ chức xã hội, các HĐN cũng cĩ những tương tác với các tổ chức khác trong cộng đồng, và đương nhiên, họ cũng cĩ những chức năng nhất định tương ứng với vị thế xã hội của tổ chức đĩ.

Như vậy, vai trị được hiểu một cách đơn giản chính là những chức năng tương ứng với vị thế xã hội của nhĩm, hay cá nhân trong tương tác với nhĩm, cá nhân khác.

- 52 -

Trong khi đĩ, các khuơn mẫu chính là các qui định cho các hành vi của cá nhân hay nhĩm xã hội. Khuơn mẫu cĩ thể được coi là một cái khung xã hội – văn hĩa đượcđúc kết từ thực tiễn đời sống thực tiễn, Nĩ bao gồm hệ thống các tư tưởng, giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán…. Khuơn mẫu cĩ vai trị hướng dẫn và chi phối các hoạt động, các hành vi ứng xử của con người.Nĩ là cái để các cá nhân và các nhĩm định vị mình về mặt nhận thức và hành động. Trong bối cảnh của làng xã, vai trị và ứng xử của các HĐN khơng nằm ngồi các định chế vốn được coi là những thang đo sự đúng – sai, đẹp – xấu mà họ và cả cộng đồng cùng hướng tới và chia sẻ. Các tổ chức, nhĩm xã hội là những cầu nối giữa hệ thống giá trị và chuẩn mực ấy với từng người dân trong xã hội. Các khuơn mẫu văn hĩa do đĩ cĩ vai trị chi phối, quyết định các hoạt động của con người và thiết lập các trật tự xã hội.

Các ứng xử chính là các tương tác, các hành vi cụ thể giữa các cá nhân, các nhĩm xã hội.

Như vậy, cĩ thể thấy rằng, các vai trị là điểm khởi đầu cho các hành vi ứng xử. Với vai trị của mình là thành viên của các HĐN, mỗi cá nhân sẽ phải cĩ những ứng xử phù hợp với vai trị đĩ, tức là họ đã thể hiện các chức năng của mình trong hệ thống xã hội mà họ đang tham gia vào, mà cụ thể ở đây chính là các HĐN. Tuy vậy, đâu là thước đo để đánh giá các hành vi đĩ phù hợp hay khơng phù hợp với vai trị, là tốt hay xấu, đúng hay sai…? Đĩ chính là các khuơn mẫu, là các giá trị và chuẩn mực được các thành viên trong xã hội thừa nhận và tuân thủ. Do đĩ, trong mối quan hệ giữa ba khái niệm này, chỉ cĩ ứng xử là cái mà nhà nghiên cứu cĩ thể quan sát được, trong khi đĩ, vai trị và khuơn mẫu là khái niệm trừu tượng chỉ cĩ thể rút ra từ việc phân tích các ứng xử đĩ mà thơi.

Liên quan đến các khái niệm vai trị, khuơn mẫu và ứng xử, chúng tơi cho rằng cần thiết phải đề cập đến một khái niệm nữa. Đĩ là khái niệm thể chế. Theo nhiều nhà nghiên cứu nước ngồi, thể chế là " những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội" hoặc cũng được gọi là "những luật lệ do con người đặt ra để điều tiết và định hình những quan hệ tương hỗ giữa con người". Trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây, học giả Trần Việt Phương đã khái quát định nghĩa được nhiều người chấp

- 53 -

nhận: "Thể chế là các luật lệ, quy tắc của xã hội, từ cấp quốc gia (cĩ khi liên quốc gia) đến cấp cộng đồng nhỏ nhất, hướng dẫn, khuyến khích, ca ngợi, khen thưởng (những điều gì đĩ), lên án, trừng phạt, (những điều gì đĩ), ngăn cấm, ràng buộc (những điều gì đĩ), nhờ vậy mà tác động đến cách nghĩ, cách cảm, cách làm, cách sống (phương Tây thường chỉ nĩi hẹp hơn, là tác động đến hành vi) của con người trong chế độ xã hội ấy."13

Thể chế như cách hiểu ở trên là những quy định (chính thức và khơng chính thức) mà các cá nhân hay các nhĩm phải tuân thủ khi tham gia vào sự tương tác với các cá nhân hay các nhĩm khác, Nĩ chính là điều cơ bản để đảm bảo cho sự vận hành của một tổ chức hay tồn bộ xã hội. Thể chế của các nhĩm sẽ quy định các vai trị của các cá nhân trong nhĩm đĩ. Cịn thể chế của cộng đồng sẽ quy định vai trị của các nhĩm, các tổ chức xã hội khác nhau trong cộng đồng đĩ.

Việc trình bày sơ lược về các khái niệm trên cho thấy, giữa chúng cĩ một mối liên hệ mật thiết với nhau trong một tổng thể nhất định. Để làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, ở chương này, các HĐN sẽ được xem xét ở hai cấp độ: 1/ Các tương tác, những qui ước về cơ cấu nội tại và những ứng xử thể hiện vai trị giữa các thành viên trong các HĐN, 2/ Mối quan hệ, vai trị của các HĐN trong cộng đồng (ở đây chỉ xem xét ở cấp độ cộng đồng làng). Thơng qua tiếng nĩi và nhận định của chính các thành viên của các HĐN về vai trị và ứng xử của mình, cĩ thể thấy những khuơn mẫu văn hĩa nào đứng đằng sau các hành vi, định hướng cho các ứng xử đĩ, cũng như những giá trị và chuẩn mực nào đang được các HĐN và cộng đồng chia sẻ. Những biến đổi của xã hội nơng thơn trên các phương diện quan hệ xã hội, hệ giá trị và chuẩn mực cũng như những tác động khác của biến đổi kinh tế xã hội phản ánh qua vai trị của HĐN cũng được xem xét bước đầu ở chương này.

13 Đặng Kim Sơn (2004) “Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15, dẫn theo website: http://www.cpv.org.vn

- 54 -

2.1. Những qui ƣớc về tổ chức, các vai trị và ứng xử bên trong các HĐN 2.1.1. Những qui ƣớc về tổ chức HĐN

Mỗi nhĩm/tổ chức xã hội, đều cĩ những giới hạn được xác định: những giới hạn này qui định ai là thành viên và ai khơng là thành viên. Nĩ cĩ một cơ cấu nội tại, theo đĩ mọi thành viên đều nằm trong một mối quan hệ rõ ràng với tất cả những người khác theo các thể chế do nhĩm đề ra. Các tổ chức xã hội trong làng – xã trước đây, từ tộc họ, xĩm giáp cho đến các phường hội đều cĩ những qui định riêng của mình để đảm bảo sự ràng buộc lẫn như giữa các thành viên và sự vận hành chung của nhĩm. Các nguyên tắc, các quy ước giữa các cá nhân địi hỏi mọi người đều phải tuân thủ khi xác định cho mình tư cách là thành viên của nhĩm đĩ,

Theo nhà dân tộc học Từ Chi, bản thân chữ “hội” trong tên gọi của các tổ chức ở làng – xã đã hàm nghĩa sự quy chiếu vào lịng tự nguyện của từng người tham gia. Sự quy chiếu này cũng được áp dụng với tổ chức HĐN. Trên danh nghĩa, nguyên tắc trước hết của sinh hoạt đồng niên là dựa trên sự tự nguyện của các thành viên. Khơng cĩ một quy định cụ thể bắt buộc một người nam giới trong làng phải tham gia hay khơng tham gia vào HĐN. Dẫu vậy, như nhiều người nhận xét thì “chỉ trừ những người khơng cĩ điều kiện như họ ở xa hay những người quá “lập dị” thì

mới khơng tham gia chứ cịn ai cũng muốn tham gia hội này hết. (Nam, 75 tuổi, cán

bộ nghỉ hưu). Dường như, những người nơng dân tham gia vào các tổ chức tự nguyện này, vừa để nhằm đáp ứng các nhu cầu của cá nhân vừa do một sự thúc đẩy về tinh thần nào đĩ khiến cho người ta khĩ cĩ thể cưỡng lại được.

Trên cơ sở tự nguyện, mỗi thành viên nam của làng sẽ chọn cho mình một HĐN để tham gia. Đương nhiên, khi muốn gia nhập một HĐN nào đĩ, họ phải tuân thủ qui ước thứ hai là qui ước về lớp tuổi. Đây cĩ thể coi là nguyên tắc cơ bản nhất của các HĐN, nĩ tạo nên đặc trưng của hội này so với các loại hình tổ chức khác. Theo đĩ, việc xác định một người thuộc HĐN này hay HĐN khác chính là năm sinh của anh ta. Theo nguyên tắc này, những nam giới sinh cùng một năm trong cả làng sẽ cùng tham gia vào một HĐN. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng là dễ dàng để một cá nhân tự xác định cho mình một tổ chức để gia nhập. Việc tồn tại song song

- 55 -

hai cách tính tuổi theo âm lịch và dương lịch đã làm cho việc xác định thành viên của các HĐN trở nên linh hoạt hơn nhiều. Cĩ rất nhiều trường hợp một người nếu tính theo năm âm lịch thì thuộc HĐN này nhưng nếu tính theo năm dương lịch thì lại thuộc HĐN khác. Trong những trường hợp như thế, thường thì người ta sẽ lấy tuổi theo âm lịch để làm cơ sở. Và đây là việc rất phổ biến. Nhưng đơi khi, việc cố gắng dùng năm sinh theo âm lịch như cách tính truyền thống để xác định tư cách thành viên của một người cũng khơng mang lại những kết quả như mong muốn, ở rất nhiều các HĐN mà chúng tơi cĩ dịp tiếp xúc, những trường hợp một người đã từng tham gia vào hai HĐN khác nhau với lý lẽ rằng anh ta cĩ thể tham gia hội nào cũng được vì đều đúng với năm sinh của mình là điều thường xuyên xảy ra. Một người ở Quan Đình cho chúng tơi biết:“Trước đây anh tham gia vào hội 77 nhưng một thời gian thấy khơng hợp nên lại chuyển sang hội 78. Tham gia đồng niên như vậy chẳng ai cĩ quyền bắt ép mình vì đây là tự nguyện. Hơn nữa, nếu tính theo tuổi dương lịch thì anh sinh năm 78 nhưng tính âm lịch thì anh sinh năm 77 nên tham gia hội nào cũng được. Trước đây anh chơi với hội 77 vì theo các cụ hay tính tuổi âm lịch nhưng vào hội đĩ nhiều người mình khơng thích. Cịn hội 78 thì tồn bạn bè học cùng lớp trước đây nên thân nhau hơn, dễ chơi hơn. Thế là chuyển từ hội 77

sang hội 78.” (Nam, 30 tuổi, thợ mộc)

Những trường hợp như anh T khơng phải là hiếm. Nĩ cho thấy, nguyên tắc cùng năm sinh là nguyên tắc cơ bản nhưng khơng phải là nguyên tắc quyết định nhất. Việc tham gia vào HĐN này hay HĐN khác cịn tùy thuộc vào các mối quan hệ cá nhân, vào sở thích và thiện cảm của một người với các thành viên khác trong nhĩm, Một người nếu như cảm thấy “hợp” với những người ở một nhĩm nào đĩ thì họ sẽ gia nhập vào nhĩm đĩ. So với quá khứ, thể chế của nhĩm dường như đã cĩ phần được nới lỏng để dành chỗ cho sự tự do lựa chọn của các nhân. Tuy vậy, về cơ bản, việc này cũng chỉ cĩ thể linh hoạt đối với những người sinh vào thời điểm đặc biệt giữa năm âm lịch và năm dương lịch. Và để giữ sự ổn định lâu dài cho nhĩm, các trường hợp như anh T chỉ cĩ thể chuyển từ hội nọ sang hội kia một lần duy nhất.

- 56 -

Các nguyên tắc cơ bản như trên mới chỉ là điểm khởi đầu để xác định tư cách thành viên của một nhĩm. Để vận hành nĩ, người ta cịn cần đến những quy định cụ thể để ràng buộc các thành viên với nhau. Qui ước của các HĐN ra đời là sự thể chế hố các qui định đĩ. Các HĐN dù ở giai đoạn đầu khi mới nhĩm họp hay sau này khi đã ổn định đều xây dựng cho mình những qui ước chung được gọi là qui chế hoạt động. Ban đầu, khi mới thành lập, hầu hết các HĐN đều cĩ qui chế được ghi chép lại thành văn bản và được chuyển giao các trưởng hội của từng năm nắm giữ. Tuy nhiên, việc ghi chép thành văn bản hầu như khơng cĩ mấy tác dụng và các văn bản này nhanh chĩng bị thay thế do nĩ cĩ nhiều hạn chế: “Lúc đầu cĩ bằng văn bản nhưng thực tế văn bản nĩ cũng khơng chuẩn tức là khi áp dụng vào sinh hoạt nĩ cũng khơng phát huy triệt để vai trị của văn bản. Bởi vì lúc đĩ mọi người ngồi với nhau nghĩ ra qui định này, qui định kia ví dụ qui định ngày mùng 10 ra lễ đình xong anh em tụ họp liên hoan 1 bữa hay là qui định cưới anh cưới em đồng niên thì thăm hỏi như thế nào? Hay là bố mẹ ĐN mất thì phúng viếng, lễ nghĩ ra làm sao, giúp đỡ

nhau như thế nào…. Thế những mà khi áp dụng vào thực tế thì nĩ nảy sinh ra rất

nhiều vấn đề nảy sinh, sau cứ vừa làm vừa điều chỉnh, cuối cùng là văn bản ấy cũng bỏ, anh em cứ tự làm theo cảm tính, theo tình cảm cá nhân là chính.” (Nam, 32 tuổi, cán bộ xã)

Các sinh hoạt của HĐN thường mang tính chất linh hoạt nên các qui định dù

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)