Nguyễn Văn Tưởng 196 89 Nông dân Quan Đình

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 103)

này là kết quả của sự đổi mới tồn diện với nền kinh tế thị trường và sự độc lập hơn của địa phương trong mối quan hệ với nhà nước (John Kleinen, 2007, tr. 242). Quan điểm trên của Kleinen cĩ những điểm tương đồng và gần gũi với nghiên cứu của GS. Lương Văn Hy mà chúng tơi đã đề cập ở chương trước. Cĩ thể thấy, các quan điểm này nhìn nhận quá trình biến đổi xã hội ở nơng thơn từ gĩc độ vĩ mơ và theo cái nhìn “từ trên xuống”. Trong quá trình này, mối quan hệ giữa chính sách nhà nước và những biến đổi làng – xã là mối quan hệ nhân - quả. Bên cạnh quan điểm phổ biến này, cĩ những ý kiến khác xem xét quá trình phục hồi và biến đổi văn hố truyền thống từ gĩc độ hẹp hơn. Theo đĩ, phục hồi và biến đổi văn hố truyền thống xuất phát từ nhu cầu và tâm lý của con người đương đại trong bối cảnh những thay đổi về kinh tế, xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Truyến về việc tái cấu trúc quan hệ cộng đồng tại các làng xã đã chỉ ra rằng, sở dĩ người nơng dân tìm về với các giá trị truyền thống là do họ muốn tìm được một sự cân bằng giữa các giá trị vật chất của nền kinh tế thị trường đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào đời sống nơng thơn. (Nguyễn Đức Truyến, 2003, tr.204)

Thực ra, hai quan điểm nêu trên chỉ là những cách tiếp cận khác nhau của cùng một vấn đề. Mối quan hệ giữa nhu cầu của các làng-xã và chính sách của nhà nước là mối quan hệ cơ bản trong lịch sử.

Biểu hiện quan trọng nhất của biến đổi văn hố làng – xã chính sự thay đổi trong hệ giá trị và chuẩn mực. Văn hố làng được coi là tổng thể của những nét đặc thù về phong tục, tâp quán, tín ngưỡng, lối sống…. hình thành trong bối cảnh làng – xã. Hay nĩi một cách đơn giản, văn hố làng là hệ thống giá trị và chuẩn mực đặc trưng cho xã hội cộng đồng làng và các thiết chế/tổ chức văn hố với ý nghĩa là cầu nối giữa hệ thống giá trị và chuẩn mực ấy với từng người dân trong xã hội (Tơ Duy Hợp (chủ biên), 2000, tr.111). Văn hố làng với các đặc điểm mà các nhà khoa học đã xác định bao gồm: ý thức cộng đồng làng; khả năng tự quảntính khác biệt, đã trở thành một thiết chế đĩng vai trị quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Một mặt, văn hố làng cĩ tác động ảnh hưởng đến từng cá nhân trong làng – xã, thể hiện mối

- 99 -

quan hệ giữa các nhân và cộng đồng. Mặt khác, nĩ là một bộ phận của văn hố quốc gia, thể hiện mối quan hệ giữa làng – xã và nhà nước.

Những vai trị và ứng xử của các HĐN mà chúng tơi đã phân tích chương trước cho thấy, nhiều giá trị truyền thống của văn hố làng vẫn được coi trọng và cĩ xu hướng được phục hồi ngày càng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Các thiết chế văn hố truyền thống như đình làng và lễ hội làng vẫn chứng tỏ những giá trị của nĩ trong việc gắn kết cộng đồng. Tại Quan Đình và nhiều làng – xã khác cĩ mức sống khá giả như Đồng Kỵ, Giang Xá, Quan Độ… khi mà tỷ trọng phi nơng nghiệp chiếm đa số trong thu nhập của người dân và lối sống đơ thị đã trở thành một nét văn hố được chấp nhận ở đây thì sự phục hồi của hội làng và sự tham gia đơng đảo của các HĐN trong việc tổ chức sự kiện này cho thấy tâm thức văn hố truyền thống vẫn cịn đậm nét ở các cộng đồng này. Số liệu điều tra tại thơn Mẫn Xá, xã Văn Mơn năm 1996 cho thấy, trong tổng số 230 người được hỏi, phần lớn (86,1%) vẫn coi hội làng là dịp thể hiện lịng thành kính với các bậc bảo trợ cộng đồng, chỉ cĩ 37,4% người tham dự hội làng cĩ thêm động cơ “cầu cho sở nguyện riêng”(Tơ Duy Hợp (chủ biên), 2000, tr.119- 120). Điều này cho thấy, đối với người dân nơng thơn, tinh thần cộng đồng vẫn được đề cao như là những giá trị và chuẩn mực của đời sống nơng thơn, về cơ bản, người dân vẫn coi trọng lợi ích của cộng đồng hơn lợi ích của cá nhân.

Ngồi hội làng, hệ thống nghi lễ khác cũng được tăng cường trong phạm vi các gia đình, dịng họ. Những trao đổi lễ nghi diễn ra thường xuyên là một cách để thắt chặt thêm các quan hệ cộng đồng. Như vậy, quá trình phục hồi văn hĩa truyền thống mà chúng ta đang tập trung nghiên cứu từ gĩc độ khơi phục các tổ chức phi quan phương với ý nghĩa là phương tiện để truyền tải các giá trị và chuẩn mực của cộng đồng, đi liền với quá trình tăng cường nghi lễ trong thời kỳ đổi mới. Thực chất đây là hai biểu hiện, hai quá trình cĩ mối quan hệ khăng khít qua lại với nhau. Các tổ chức xã hội với tư cách là những đơn vị tham gia trực tiếp vào các trao đổi nghi lễ, dù đĩ là nghi lễ trong phạm vi gia đình, trong dịng họ và đặc biệt là các nghi lễ cộng đồng. Việc phục hồi và tăng cường các nghi lễ kéo theo sự hồi sinh của các tổ

- 100 -

chức phi quan phương. Nhưng cũng cĩ những trường hợp ngược lại, chính các tổ chức này đĩng vai trị là những thành tố quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các nghi lễ tại các địa phương. Tuy vậy, điều đáng lưu ý là các quá trình trên khơng thể hiện sự phục sinh hồn tồn những truyền thống ở địa phương trước năm 1945. Bởi lẽ, các nghi lễ cũng như những sinh hoạt trong các tổ chức xã hội ở nơng thơn đã trải qua một sự cải biến và đoạn tuyệt với quá khứ trong suốt một thời gian dài. Hơn thế nữa, tác động của kinh tế thị trường cũng làm cho việc thực hành các nghi lễ cĩ phần được thay đổi. Giản lược hố các thủ tục trong nghi lễ và xu hướng giải thiêng đang là một thực tế diễn ra. Một thành viên của HĐN nĩi về việc sửa lễ ra đình của hội mình như sau: “Cĩ thể nĩi là trong tất cả các nhĩm ĐN thì ĐN 57 là mang tính “cơng nghiệp”, “khoa học” nhất. Cĩ những năm cịn khơng cĩ cả xơi gà, độc cĩ đĩa hoa quả với cả trầu cau vỏ bình thường, kết hợp với lễ đen mấy chục thế

là xong, khơng cĩ cả xơi gà, oản ủng gì cả, Sau về vẫn đánh chén bình thường.”

(Nam, 50 tuổi, cán bộ xã )

Cái tính “cơng nghiệp” và “khoa học” mà người đàn ơng ở trên cĩ nhắc tới thực chất cho thấy xu hướng giải thiêng trong đời sống tâm linh của người dân nơng thơn hiện nay. Tăng cường lễ nghi như kết quả của gia tăng mức sống và sự nới lỏng kiểm sốt đối với các địa phương hiện đang đi cùng với xu thế giải thiêng và trần tục hĩa do tác động của kinh tế thị trường và lối sống cơng nghiệp. Hai quá trình, hai xu hướng phát triển song hành cùng nhau thể hiện tính tất yếu trong phát triển của xã hội đương đại.

Khơng chỉ biểu hiện thơng qua hệ thống các nghi lễ, hệ giá trị và chuẩn mực đặc trưng cho văn hố làng cũng đang cĩ sự biến đổi ngay trong cuộc sống hàng ngày. Về cơ bản, hệ giá trị truyền thống của các làng – xã với các giá trị: trọng tình cảm, trọng tuổi tác, trọng học vấn, trọng đạo lý… vẫn là giữ vai trị chủ đạo trong việc định hướng cho đời sống của các cá nhân trong cộng đồng. Chuẩn mực đạo đức, đề cao trách nhiệm trong các mối quan hệ vẫn là những quy tắc chính trong các ứng xử của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh của những chuyển biến đang diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay, thật khĩ để cĩ được một sự bảo lưu nguyên vẹn các

- 101 -

khuơn mẫu văn hố cũ mà chắc chắn phải cĩ những thay đổi cho phù hợp với điều kiện của xã hội mới. Thơng qua vai trị của các HĐN ta cĩ thể thấy rõ những biến đổi đĩ. So với truyền thống, vai trị của các HĐN đã cĩ những thay đổi to lớn. Bên cạnh việc chức năng cộng cảm, trao đổi nghi lễ giữa các thành viên như vốn cĩ trước đây, các HĐN trong xã hội đương đại cịn tham gia vào việc hỗ trợ phát triển kinh tế. Điều này cho thấy, trên bình diện cộng đồng, ngồi các giá trị xã hội truyền thống vẫn được cộng đồng đề cao, giá trị kinh tế, giá trị vật chất cũng đã bắt đầu được chú trọng hơn so với quá khứ. Bên cạnh các chuẩn mực đạo đức, ứng xử của người đương đại đơi khi cịn chịu sự chi phối của các quy tắc trong làm ăn kinh tế.

Sự thay đổi của hệ giá trị, chuẩn mực như trên là điều tất yếu xảy ra, bởi lẽ như chúng tơi đã nĩi, các giá trị, chuẩn mực là kết quả của lịch sử và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi cộng đồng mà sự thêm, bớt các giá trị trong bảng giá trị được diễn ra. Tuy vậy, nhìn nhận sự biến đổi của văn hố làng, cái làm cho chúng ta quan tâm khơng chỉ là các giá trị và chuẩn mực được cộng đồng đĩ chia sẻ mà quan trọng hơn cả là sự tác động của hệ giá trị, chuẩn mực đĩ đối với các cá nhân trong cộng đồng.

Với các đặc trưng của văn hố làng mà chúng tơi đã đề cập ở trên, đặc biệt là việc đề cao ý thức cộng đồng dẫn tới việc các cá nhân trong các làng – xã thường bị hồ vào cộng đồng, lợi ích vật chất và tinh thần của từng người phải gắn bĩ chặt với lợi ích tập thể. Mỗi hành vi của cá nhân đều phải thơng qua sự quy chiếu của các chuẩn mực của nhĩm, của cộng đồng. Cá nhân trong làng phải hành động và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực mang tính chất “đất lề quê thĩi”, họ dần dần trở thành một kiểu loại nhân cách theo cơ chế và khuơn mẫu định sẵn. Nếu ai cĩ những hành vi ứng xử khác lạ, lệch chuẩn tất sẽ bị lên án bởi dư luận xã hội trong làng, và bị trừng phạt theo các điều khoản đã được ghi nhận cụ thể trong hương ước. Làng – xã do đĩ trở thành một cộng đồng gắn kết và tự quản chặt chẽ. Đồng thời, ý thức sâu sắc về cộng đồng cịn tạo ra cho người nơng dân cái tâm lý muốn khẳng định sự khác biệt của làng mình với làng khác. Chính vì vậy mà tạo ra sự tự trị và khép kín của làng- xã. Và rồi, càng trong khung cảnh khép kín ấy, con người lại càng phụ

- 102 -

thuộc và gắn chặt với cộng đồng làng của mình hơn. Trong bối cảnh đĩ, văn hố làng với các giá trị, chuẩn mực và sự đánh giá khắt khe của cơng luận đã nhào nặn ra một mẫu hình người nơng dân mà “nhân cách và cả cá tính của họ khơng phải hồn tồn do chính bản thân tạo ra mà là một bản thể xã hội. Cộng đồng đã rèn luyện nhân cách cho họ, để sau đĩ họ lại tái lập cộng đồng”(Phan Đại Dỗn, 2004, tr.69). Con người khi đĩ khơng tồn tại với tư cách cá nhân mà luơn với tư cách là một thành viên của cộng đồng. Chủ nghĩa tập thể, tư tưởng cào bằng, bình quân là những điểm nổi bật trong hệ tư tưởng và cấu trúc tâm lý của người dân dưới ảnh hưởng qua văn hố làng được trao truyền qua nhiều thế hệ.

Chính vì những mặt mạnh và cả những hạn chế như trên của văn hố làng mà sự tái lập của thực thể này trong những năm vừa qua đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, sự phục hồi của hiện tượng văn hố làng hiện nay chỉ là sự tái sinh bộ phận, tức khơng phải một sự phục hồi hồn tồn của các nhân tố văn hố làng mà đã cĩ sự lựa chọn những hạt nhân hợp lý và sự thích ứng nhất định với cơ sở vật chất – xã hội mới của nĩ (Phan Đại Dỗn, 2004, tr.72). Do vậy, một mặt những chuẩn mực của cộng đồng vẫn cịn vị trí quan trọng như phần trên chúng ta đã thấy, nhưng mặt khác, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cũng đã cĩ những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tạo điều kiện cho các cá nhân khẳng định cá tính và nhân cách của mình. Các thể chế của nhĩm và cộng đồng cũng được nới lỏng phần nào cho sở thích của cácthành viên. Dư luận xã hội cũng khơng cịn quá khắt khe với những biểu hiện nổi trội của các cá nhân, miễn sao sự nổi trội đĩ khơng đi quá giới hạn và trở thành xa lạ so với số đơng. Vai trị của cá nhân và văn hố cá nhân đang từng bước được hình thành trong bối cảnh đổi mới. Chúng tơi sẽ quay trở lại với vấn đề này ở phần sau của luận văn. Tuy nhiên, từ phương diện văn hố, chúng tơi cho rằng, khi mà những điều kiện kinh tế - xã hội chưa cĩ những thay đổi căn bản, khi mà văn hố làng vẫn là thực thể giữ vai trị chủ đạo trong xã hội nơng thơn thì văn hố cá nhân và sự khẳng định cá nhân như một nhân cách vẫn phải gắn liền trong mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng (Đỗ Long, 2000, tr.261)

- 103 -

Như vậy, về cơ bản, từ gĩc độ văn hố, cĩ thể thấy xã hội nơng thơn vẫn chưa cĩ sự thay đổi căn bản, nĩ vẫn mang nặng các yếu tố của một xã hội truyền thống. Sự chuyển đổi sang xã hội hiện đại đang diễn ra nhưng chưa đủ sức làm thay đổi một cách triệt để đời sống văn hố của cư dân nơng thơn. Điều này khơng hẳn là do năng lực mà do sự lựa chọn mang tính bản sắc văn hố của dân tộc- ưa chuộng hỗn dung văn hố – văn minh (Tơ Duy Hợp (chủ biên), 2000, tr.238). Kết quả của xu hướng biến đổi này cĩ thể tĩm tắt qua bảng các giá trị của xã hội nơng thơn truyền thống và đương đại như sau:

Bảng 3.2: Các giá trị của xã hội nơng thơn truyền thống và đƣơng đại

Xã hội nơng thơn truyền thống Xã hội nơng thơn đương đại

* Trọng nơng ức thương, lấy nơng nghiệp làm gốc, coi thường cơng nghiệp, dẫn đến sự phân hạng xã hội: sĩ, nơng, cơng, thương, trọng tước vị và kinh nghiệm

* Đề cao tinh thần cộng đồng, cĩ khuynh hướng đồng nhất các giá trị xã hội trong cộng đồng, khơng đề cao sự khác biệt, đa dạng. Cá nhân phụ thuộc cộng đồng.

* Quý nghĩa khinh lợi, an phận thủ thường, đề cao hà tiện.

* Tư tưởng bình quân, nơng dân, cào bằng, khơng chấp nhận những điểm “trồi” về mức sống và lối sống.

* Giảm trừ giá trị trọng nơng do quá trình đa dạng hố nghề nghiệp, nghề nơng khơng phải là nghề sinh sống duy nhất của người dân. Khả năng thăng tiến, thay đổi vị thế xã hội đã được mở rộng hơn trước bằng quá trình học nghề phi nơng nghiệp. Làm quan khơng cịn là con đường thăng tiến duy nhất trong xã hội. Trật tự xã hội: sĩ, nơng, cơng, thương

khơng cịn là một trật tự bất biến. * Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng phải tính đến lợi ích của từng cá nhân trong cộng đồng ấy. Bổn phận đối với cộng đồng vẫn được tơn trọng song ý nghĩa tuân thủ tuyệt đối các lợi ích chung mà khơng tính tới lợi ích riêng đã khơng cịn như xưa.

* Chủ nghĩa kinh nghiệm khơng cịn vị trí độc tơn do sự phát triển hơn của hệ thống giáo dục phổ thơng, giáo dục nghề và hệ thống truyền thơng đại chúng trong xã hội nơng thơn, do đĩ vai trị của người già khơng cịn vị trí như người quyết định mọi cơng việc của cộng đồng như xưa nữa.

* Truyền thống tình làng nghĩa xĩm, trọng các giá trị cộng đồng vẫn là hạt nhân cơ bản của sự phát triển làng-xã, song sự áp chế của tính đồng nhất cộng đồng, sự thanh nhàn, bằng lịng với cái

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)