Nguyễn Văn Hưng 196 99 Nông dân Quan Đình

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 111)

giữa việc giữ gìn những bản sắc của văn hố làng với việc hạn chế và xố bỏ tâm lý địa phương chủ nghĩa, ĩc hẹp hịi, cục bộ trong tâm lý và hệ tư tưởng làng - xã.

3.2. Mở rộng xã hội dân sự: Dân chủ cơ sở và phát huy năng lực tự quản

Ở các chương trước, chúng tơi đã đề cập đến một vài luận điểm liên quan đến XHDS trong lịch sử Việt Nam. Thực ra, cho đến nay, đối với đa số người dân nơng thơn, khái niệm “xã hội dân sự” xem ra cĩ vẻ xa lạ. Thế nhưng, đây lại là một thực thể đã tồn tại lâu đời qua mọi thời đại, song hành cùng với chính quyền nhà nước. Sự phát triển của XHDS phụ thuộc vào chính quyền của từng giai đoạn. XHDS thực chất là một khái niệm rất gần gũi với cuộc sống của mọi người dân. Theo ơng Đặng Ngọc Dinh (Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển), nĩi một cách nơm na, khái niệm XHDS được dùng để chỉ tổ chức xã hội nằm ngồi nhà nước, nằm ngồi các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngồi gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. Như vậy, thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xĩm, mang tính chất liên kết cộng đồng (Khiết Hưng, 2006). Nhấn mạnh thêm về thành phần của XHDS, TS.Nguyễn Ngọc Đào cho rằng, XHDS được hiện hữu bằng những tổ chức xã hội. Tổ chức ấy cĩ thể mang tính nghề nghiệp, mang tính xã hội do sở thích, do lợi ích cấu thành một nhĩm, rộng hơn thành một giai tầng. Ví dụ, XHDS của một nước nơng nghiệp chủ yếu liên kết nơng dân, một xã hội cơng nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp và cơng nhân. Tức là hồn tồn phụ thuộc vào đặc tính kinh tế của xã hội ấy để tạo nên mối liên kết (Văn Tiến, 2006). Đặc điểm chính của các nhĩm trong XHDS là cùng chia sẻ lợi ích chung hoặc cĩ chung quan điểm, giá trị. Theo đĩ, sự tự nguyện và khơng bắt buộc tức là khơng dựa vào quyền lực của nhà nước để hoạt động chính là quan điểm quan trọng nhất trong định nghĩa về XHDS.

Như vậy, XHDS đã từng tồn tại lâu dài trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt ở các làng-xã. Đặc điểm của người dân nơng thơn thường được coi là con người của cộng đồng, tham gia vào hàng loạt các tổ chức xã hội khác nhau. Mỗi loại hình tổ chức này cĩ những tiêu chuẩn, giá trị và định hướng riêng của mình nằm ngồi sự

- 107 -

kiểm sốt của nhà nước. Các cộng đồng làng quê vì vậy phần nhiều là cộng đồng “phi nhà nước, phi kinh tế.” (Phan Đại Dỗn (chủ biên), 1992, tr.49)

Dân chủ hĩa năng lực tự quản cộng đồng là hai yếu tố gắn liền và thể hiện rõ mối quan hệ giữa nhà nước và XHDS. Tùy thuộc vào chính sách của nhà nước ở từng giai đoạn mà khái niệm dân chủ cĩ những biểu hiện khác nhau. Khi mơ hình hĩa nền "dân chủ làng xã" trước năm 1945. Trần Từ sử dụng ba vịng trịn đồng tâm để thể hiện sự tham gia rộng rãi của người dân vào các cơng việc làng xã. Điều đáng chú ý ở mơ hình này là cách tổ chức và vận hành của bộ máy hành chính cịn lưu giữ những ảnh hưởng của mơ hình cơng xã nơng thơn. Trong bối cảnh của nền “dân chủ làng xã” như vậy, người nơng dân tham gia vào hàng loạt các tổ chức phi quan phương khác nhau nhằm theo đuổi những mục đích riêng của mình. Các tổ chức này vì theo đuổi mục đích riêng nên khơng cĩ liên quan với nhau. Nguyên tắc tập trung vẫn là nguyên tắc chi phối cách vận hành của bộ máy nhà nước, khơng cĩ chỗ đứng ở đây (Trần Từ, 1991). Chính sự khơng tập trung này: phi quan phương khơng phụ thuộc vào tổ chức quan phương, các tổ chức phi quan phương khơng ràng buộc nhau, đã dẫn đến tình trạng là phải quản lý các thành viên trong cộng đồng bằng một văn bản cĩ tính quy chế, nhằm xây dựng một nếp sống chung. Do đĩ, hương ước như phần trên đã nĩi, cĩ chỗ đứng của nĩ, là một dạng văn bản quy định một số nhiệm vụ chung phải tuân thủ và bị cấm đốn, kèm theo là các hình thức khen thưởng - trừng phạt. Một dạng tập quán pháp.

Như vậy là, bản chất của nền dân chủ này là gì? Dân chủ ở đây chưa thể được coi như biểu hiện của một chế độ chính trị theo cách hiểu thơng thường. Vũ Minh Giang cho rằng: Thực sự người Việt chúng ta đã từng cĩ một tập quán dân chủ, nhưng đĩ là hình thức dân chủ thấp, các thiết chế bảo đảm cho nĩ cịn rất đơn sơ - cũng gọi đây là tập quán dân chủ (Vũ Minh Giang, 1993). GS. Phan Huy Lê cũng ở bài viết đăng trên tạp chí ở trên cho rằng: Lệ làng phản ánh tính chất dân chủ cơng xã, khi trong chế độ phong kiến, đĩ là thứ dân chủ nơng dân. Dân chủ cơng xã lấy quan hệ cộng đồng làm cơ sở tồn tại, dân chủ nơng dân lấy tư tưởng bình quân chủ nghĩa làm nguyên tắc hoạt động. Tư tưởng bình quân này là mức độ phát triển

- 108 -

cao nhất của yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài sản, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Cĩ thể coi đây là những yếu tố dân chủ và Xã hội Chủ nghĩa như theo cách nĩi của V.I. Lênin xong khơng khuếch đại lên thành một truyền thống dân chủ của nhân dân ta. (Phan Huy Lê, 1992)

Như vậy, chế độ dân chủ thực sự theo đúng nghĩa của nĩ là cơ sở của XHDS chưa thể ra đời trong bối cảnh chế độ phong kiến. Thể chế làng – xã với đặc điểm nổi trội là đề cao ý thức cộng đồng như phần trên chúng ta đã thấy khơng tạo ra một nền dân chủ thực sự theo ý nghĩa là quyền làm chủ thuộc về người dân, mà ở đây là các cá nhân. Trong điều kiện đĩ, dân chủ làng - xã đi liền với văn hố làng – xã mà quan hệ chi phối xuyên suốt vẫn là quan hệ cá nhân phụ thuộc gần như tuyệt đối vào cộng đồng. Trong quan hệ với nhà nước, hầu như khơng cĩ khái niệm “cơng dân” độc lập là chỉ cĩ tư cách của các thành viên làng – xã. Trong mối quan hệ này, tính chất và sắc thái của văn hố làng – xã giữ vai trị chủ đạo. (Hồng Chí Bảo, 2007, tr.21)

Nhưng điều này khơng cĩ nghĩa là chúng ta sẽ phủ nhận hồn tồn nền “dân chủ làng xã”. Chính những yếu tố dân chủ sơ khai này cũng đã tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các tổ chức xã hội khác nhau theo các mục đích và nhu cầu riêng của mình. Mặt khác, từ việc vận hành của các tổ chức phi quan phương nằm ngồi nhà nước, năng lực tự quản đã được hình thành và định hình như một thế

mạnh của các làng –xã. Các nghiên cứu đi trước cho thấy năng lực tự quản cộng đồng khơng chỉ tồn

tại như một yếu tố độc lập của cơ cấu tổ chức và cũng khơng thuần tuý là một chức năng. Nĩ là một hợp thể của các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của làng – xã và là hợp lực chính của cộng đồng đĩ (Tơ Duy Hợp, 1999, tr.71). Năng lực tự quản hình thành như đặc tính ổn định, tạo thành đặc trưng của văn hố làng. Trong lịch sử, năng lực tự quản khiến cho làng – xã trở thành một thực thể tương đối độc lập so với nhà nước. Trần Từ cho rằng: cĩ rất nhiều làng Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ vốn được sinh thành một cách tự nhiên, ra đời mà khơng phải thơng qua bàn tay nhào nặn tạo ra của chính quyền Trung ương. Những làng đĩ đã từng tồn tại

- 109 -

lâu dài với một diện mạo và cá tính riêng biệt, nên được các triều đại nối tiếp nhau xem như những “cấu kiện đúc sẵn” và “mỗi triều đại tùy nhu cầu tổ chức hành chính – xã hội của mình, lắp ghép lại theo thiết kế này hay thiết kế kia, xây nên những đơn vị phức tạp hơn: nhất xã nhất thơn, nhất xã tam thơn…” (Trần Từ, 1984, tr.15-16). Như vậy, quá trình định cư và cộng cư để trở thành một làng và sau này là các xã đã là những đơn vị độc lập của người Việt trồng lúa nước đã tạo ra cho các làng – xã thế ứng xử nước đơi (chấp thuận mà khơng chấp thuận, chối từ mà khơng chối từ lẫn nhau) giữa Nhà nước và cộng đồng làng xã. (Tơ Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000, tr.103)

Năng lực tự quản, như vậy, một mặt thể hiện tính độc lập và xu hướng ứng phĩ với sự can thiệp của nhà nước trung ương, mặt khác, nĩ cũng nhằm duy trì sự ổn định trong các quan hệ xã hội của nội bộ làng – xã. Khả năng tự quản cộng đồng được thể hiện trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội… Nhưng tựu chung lại, điểm nổi bật của tự quản làng – xã vẫn là việc đề cao vai trị của tập quán, lệ tục (mà biểu hiện cao nhất của nĩ là hương ước) và ý thức đề cao cộng đồng.

Rõ ràng, dân chủ làng - xã và năng lực tự quản như vừa trình bày cĩ mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo nên những đặc điểm chính của thiết chế XHDS trong lịch sử Việt Nam. Các yếu tố này vừa nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ trong các làng xã, vấn đề về quan hệ cá nhân và cộng đồng, vừa giải quyết mối quan hệ giữa làng – xã và nhà nước. Các tổ chức phi quan phương, yếu tố chính của XHDS được hình thành từ các tổ chức cĩ nguồn gốc từ cơng xã nơng thơn, nĩ đáp ứng các nhu cầu và mục đích của các cá nhân, tạo cho họ một cảm giác dân chủ, bình đẳng. Vai trị và lợi ích của cá nhân so với cộng đồng cịn rất mờ nhạt, nhưng thơng qua các tổ chức phi quan phương này, ít ra họ cũng cĩ những tiếng nĩi nhất định đối với cộng đồng. Các tổ chức này vì theo đuổi những mục đích riêng nên khơng ràng buộc lẫn nhau, cũng như khơng chịu sự chi phối của nhà nước. Năng lực tự quản với tinh thần chủ đạo là ý thức cộng đồng được đề cao trong từng tổ chức xã hội nhằm gắn

- 110 -

kết tồn bộ các cá nhân, tạo ra sự ổn định của các quan hệ xã hội trong làng và khả năng ứng phĩ với những quy định, chính sách khơng phù hợp của nhà nước.

Như vậy, trong lịch sử các làng – xã, các tổ chức XHDS đã ra đời và tồn tại song hành cùng với chính quyền nhà nước. Mối quan hệ làng - nước, và mối quan hệ cá nhân – cộng đồng là mối quan hệ căn bản trong tiến trình phát triển của lịch sử. Từ thực tế của các làng – xã châu thổ Bắc Bộ ta thấy, các tổ chức XHDS dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận với nhau, nhằm đảm bảo lợi ích và nguyện vọng của các cá nhân cĩ tư tưởng chủ đạo là khơng muốn nhà nước can thiệp chứ khơng phải đối lập với nhà nước (Văn Tiến, 2006).XHDS trong các làng – xã cổ truyền dù cịn chưa thể hiện các đặc trưng cũng như các luận điểm mà XHDS hiện đại đang hướng đến nhưng nĩ cũng mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng và phát triển thể chế XHDS ở nước ta. Việc khơng tuân thủ theo đúng các nguyên tắc và quy luật phát triển của lịch sử về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa làng - nước đã đem lại những bài học đắt giá cho chúng ta.

Mơ hình định hướng xã hội chủ nghĩa thời bao cấp thực chất đã làm mất động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế-xã hội, đĩ là khơng khuyến khích lợi ích cá nhân và làm mất cả động lực bổ sung quan trọng của sự phát triển kinh tế-xã hội ở nơng thơn, đĩ là khơng động viên năng lực tự quản cộng đồng làng xã, một hằng tính xuyên lịch sử của nơng thơn Việt Nam. Một hệ thống dân chủ đại biểu, loại trừ các hình thức dân chủ trực tiếp, đặc biệt là ở cơ sở chỉ là mơ hình dân chủ hình thức

được thiết lập chủ yếu để thực hiện các kế hoạch đã định trước, các mệnh lệnh từ trên dội xuống. Trong bối cảnh đĩ, XHDS đã được Đảng cộng sản và Chính phủ chuyển thành những tổ chức quần chúng (Phụ nữ, Thanh niên, Cơng đồn và Hội nơng dân), và các tổ chức nghề nghiệp và văn hĩa để hỗ trợ Đảng cầm quyền. Các tổ chức phi quan phương khi đĩ bị hạn chế hoạt động, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.

Đơ thị hố, cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn theo mơ hình hiện đại hố định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu cũ đã thất bại. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thất bại đĩ là cộng đồng làng xã hoặc khơng chấp nhận những chính

- 111 -

sách của nhà nước hoặc chỉ chấp nhận một cách hình thức, hay chỉ giả vờ chấp nhận mà thơi.

Hộp 3.1: Mối quan hệ làng xĩm – nhà nƣớc trong thời kỳ tập thể hố

Ba quá trình khái quát hố được thực hiện rộng rãi vẫn khơng đủ cho việc phân tích những tư liệu mà tơi đang xem xét về hợp tác hố và xố bỏ hợp tác hố. Cĩ người theo quan điểm “Nhà nước hùng mạnh giữ vai trị chủ đạo” nĩi rằng Việt Nam là một “Nhà nước do Đảng điều phối, nắm giữ các tổ chức xã hội từ trung ương (quốc gia) xuống đến cơ sở (làng xĩm và nơi làm việc)1

. Carl Thayer viết: “Hệ thống ở Việt Nam là một chế độ xã hội chủ nghĩa đơn tổ chức (mono – organizational socicalism), các tổ chức chỉ hoạt động độc lập với cơ chế do Đảng chỉ đạo trong một phạm vi rất hẹp”2

. Với việc hoạch định và thực hiện chính sách theo quan điểm Nhà nước giữ vai trị chủ đạo này thì các lực lượng xã hội cĩ ảnh hưởng khơng đáng kể. Gareth Porter nĩi rõ vấn đề này: “Mơ hình Nhà nước quan liêu trong đĩ các quyết định quan trọng hồn tồn do giới quan liêu thực hiện và chịu ảnh hưởng của họ chứ khơng phải của các lực lượng khơng thuộc giới quan liệu trong xã hội, đã miêu tả rất đúng sự vận hành của hệ thống chính sách ở Việt Nam”3

.

Một biến thể của luận điểm này hình thành lên quan điểm thứ hai cho rằng, các lực lượng xã hội cĩ thể ảnh hưởng đến chính sách thơng qua các tổ chức do chính Nhà nước nắm giữ. William Turley nĩi rằng, cĩ tồn tại các tổ chức xã hội của cơng nhân, phụ nữ, nơng dân, nhà văn, do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo. Nếu được truyền đạt qua những trung gian được uỷ quyền thì nguyện vọng của người dân cĩ thể tác động đến việc thảo luận chính sách của cấp lãnh đạo quốc gia4.

Theo quan điểm thứ ba, các cách hình thành khái niệm như trên qui quá nhiều quyền lực cho Nhà nước và quá ít cho xã hội. Trước hết, do các nguồn lực khơng đủ và những thiếu thốn khác, khả năng hành chính thực tế của Nhà nước trong việc điều phối các chương trình và thực thi chính sách tương đối ít hơn so với mức độ một Nhà nước giữ vai trị chủ đạo cần phải cĩ. Hơn nữa, các nhĩm xã hội và các quá trình chống đối lại sự kiểm sốt của Nhà nước vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam như hoặc thậm chí hơn cả chính sách và cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước. Sự kết hợp cơ chế hành chính yếu kém và cái mà Thrift và Forbes gọi là “một xã hội dân sự sáng suốt” (penetrating civil society) giúp lý giải được mâu thuẫn giữa những gì Nhà nước phản ánh và những gì thực tế xảy ra 5….

Cách nhìn nhận rằng quan điểm thứ ba này gạt các lực lượng xã hội ra khỏi sự kiểm sốt của Nhà nước rất tương ứng với cách hiểu của tơi về xã hội nơng thơn và các quan hệ xã hội trong những thập kỷ gần đây. Người ta kết hợp với nhau hoặc tự mình làm

Một phần của tài liệu Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)