Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 125)

* Tác động đến môi trường không khí do bụi và khí độc: Phát sinh khí, bụi trong

quá trình phá dỡ các công trình xây dựng và vận chuyển phế thải. Nguồn gây ra bụi lớn nhất là do các hoạt động phá dỡ công trình, vận chuyển các nguyên vật liệu, phế thải. Nguồn gây ra khí độc hại chủ yếu do xe chở chất thải.

* Tác động đến tiếng ồn và rung động: Nguồn gây ra tiếng ồn chính là do các hoạt

động phá dỡ, do các phương tiện phá dỡ làm việc và xe chở chất thải đi lại. Tuy nhiên do khối lượng công trình phải phá dỡ không nhiều nên tác động này không lớn lắm.

* Tác động đến môi trường nước: Chủ yếu là nước thải bề mặt, do nước mưa

cuốn theo các chất thải trong khu vực phá dỡ và nước thải bị ứ đọng, tràn trên bề mặt do hệ thống thoát nước bị phá dỡ.

* Tác động đến môi trường đất: Trong quá trình phá dỡ các công trình xây dựng

sẽ gây tác động đến môi trường đất trong khu vực như làm hư hại lớp đất bề mặt; tạo ra một lượng lớn chất thải rắn xây dựng, sinh hoạt và các rác thải khác; nước thải bị ứ tắc ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất.

* Tác động đến thảm thực vật trong khu vực trên đường chủ yếu là các khu vực

canh tác nông nghiệp của người dân dọc theo tuyến đường thi công.

* Các tác động khác: Việc di chuyển hệ thống kỹ thuật hạ tầng sẽ làm gián đoạn

việc cấp điện, gián đoạn thông tin... Ngoài ra trong quá trình phá dỡ giải phóng mặt bằng có nguy cơ xảy ra sự cố từ công tác phá dỡ, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực thực hiện dự án.

* Tác động đến môi trường xã hội: Việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn gây

xáo trộn tạm thời cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực giải toả. An ninh trật tự xã hội trong quá trình di dời và thu hồi đất đai cũng sẽ gặp phải những khó khăn do sự phản đối của một số hộ dân khi phải di dời, sự không hài lòng với chế độ đền bù.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 125)