Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ được sử dụng nhằm tác động đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.
Từ sau năm 1989, công cụ kinh tế trở nên phổ biến ở các nước OECD. Các nước này đã soạn thảo hưỡng dẫn áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nguyên tắc
“người hưởng lợi trả tiền”. Nói cách khác, công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường
và mối quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm môi trường.
Nhóm các công cụ kinh tế ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng và được xem như các công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Ở nước ta, các công cụ kinh tế đã và đang được áp dụng mạnh mẽ trong việc quản lý môi trường, góp phần tăng cường năng lực quản lý môi trường, hạn chế gây ô nhiễm và tạo ra nguồn thu bù đắp vào công tác khắc phục, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh.
Ưu điểm chung của các công cụ kinh tế là:
- Khuyến khích sử dụng các biện pháp phân tích chi phí - hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được;
- Khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân;
- Cung cấp cho Chính phủ nguồn thu từ các khoản thuế/ phí môi trường để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm;
- Tăng tính mềm dẻo trong công tác bảo vệ môi trường, người gây ô nhiễm có thể có nhiều lựa chọn khác nhau để đáp ứng được với những công cụ kinh tế khác nhau; vv...
---
- Không thể dự đoán trước được chất lượng môi trường;
- Nếu mức thu phí không thoả đáng người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm;
- Không thể sử dụng để đối phó với trường hợp phải xử lý khẩn cấp như các loại chất thải độc hại;
- Đối với một số công cụ kinh tế đòi hỏi phảI có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành; vv...
Một số công cụ kinh tế chủ yếu được đề cập dưới đây:
a. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu của ngân sách nhà nước đối với cá nhân và tổ chức kinh tế về việc sử dụg các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản... Mục đích của thuế tài nguyên là:
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. - Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân phối lại lợi nhuận xã hội.
b. Thuế/ phí môi trường
Thuế/ phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm then nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP". Thuế/ phí môi trường nhằm hai mụ đích chủ yếu:
- Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. - Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thuế/ phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như:
+ Thuế/ phí đánh vào nguồn ô nhiễm: là loại thuế/ phí đánh vào các các chất ô
nhiễm được thải ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như các chất gây ô nhiễm nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng...), gây ô nhiễm không khí (CO2, CO, SO2, NOx, bụi, CFCs, tiếng ồn...).
+ Thuế/ phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với các sản phẩm
---
các sản phẩm có tính độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Mn...), CFCs, xăng pha chì, các loại ắc quy chứa chì, thuỷ ngân...
+ Phí đánh vào người sử dụng: là tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ công
cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thành phố, phí thu gom và xử lý nước thải, rác thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe...
c. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể qui định quyền sở hữu và thường được sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương... Giấy phép này còn được gọi là Quota gây ô nhiễm: "Quota gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là quota gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bổ quota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán quota gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua quota gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua quota gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại quota gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
d. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
Đặt cọc - hoàn trả là một công cụ kinh tế sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường, bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua sản phẩm đó, nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đưa phần còn lại của sản phẩm cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc đưa tới các địa điểm qui định. Nếu thực hiện đúng, người mua sản phẩm đó sẽ được trả lại số tiền mà họ đã đặt cọc.
Mục đích của công cụ đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một khu vực qui định để tái chế hoặc tiêu huỷ an toàn đối với môi trường.
---
Ký quỹ môi trường là côg cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường.Nguyên lý của công cụ ký quỹ môi trường cũng tương tự công cụ đặt cọc - hoàn trả. Nội dung của công cụ ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc tài sản khác tương đương) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự cam kết về thực hiện các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Mục đích của ký quỹ môi trường là làm cho người có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ, từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường.
f. Trợ cấp môi trường
Bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi xuất thấp, khuyến khích về thuế,… để khuyến khích người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí trong việc làm giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu. Ví dụ: Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm các thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ trong công tác quản lý môi trường.
g. Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước hoặc một tổ chức có uy tín cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đó. Nhãn sinh thái thường được xem xét và cấp cho các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có khả năng gây tác động xấu đến môi trường hoặc những sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường.
h. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận các nguồn tài trợ khác nhau, từ đó phân phối cho các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Quỹ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức các nhân; nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Quỹ được thành lập và do tổ chức môi trường quản lý. Việc chi quỹ môi trường được tiến hành theo trình tự như sau: Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ và đệ trình ban quản lý quỹ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thẩm tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay không có lãi, lãi xuất thấp hoặc
---
trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã được thẩm định trong khoảng thời hạn do hai bên quy định.
Hoạt động của quỹ có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi trường, trong khi không tăng kinh phí cấp từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, biện pháp này sẻ khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử lý chất thải gây ô nhiễm.