Đối với các dự án xây dựng đường bộ và đường sắt

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 142 - 147)

Các tác động của hoạt động xây dựng công trình giao thông đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường.

Các biện pháp giảm thiểu đề xuất đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các biện pháp giảm thiểu phù hợp với quy mô công trình và nguồn tài chính cho phép của dự án.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường được thực thi trong suốt quá trình thiết kế quy hoạch, trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật và trong quá trình hoạt động dự án.

- Các biện pháp đặc biệt chú ý đối với những tác động môi trường khó khắc phục hoặc giảm nhẹ được.

a. Giai đoạn giải phóng mặt bằng

- Bùn thải trong quá trình giải phóng mặt bằng được vận chuyển đến khu vực đổ thải bằng xe đặc chủng. Các xe vận chuyển chất thải xây dựng phải được che chắn cẩn

---

thận nhằm hạn chế rơi vãi gây bụi, bẩn dọc tuyến đường vận chuyển và trong khu vực dự án.

- Phun nước hàng ngày chống bụi tại vác khu vực có khả năng phát thải bụi cao. - Hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và sức khoẻ con người trong quá trình di dời, san lấp, vận chuyển, vv…

b. Giai đoạn thi công

* Về môi trường không khí:

- Tránh vận chuyển các loại vật liệu xây dựng qua các đường phố trong nội thành vào những giờ cao điểm.

- Thời gian thi công phải được lựa chọn (không vào mùa mưa) để tránh xói mòn, cỏ sẽ được trồng trên đất mới càng sớm càng tốt. Xói mòn còn có thể được giảm nhẹ bằng cách giảm tối đa chiều dài, độ dốc và diện tích các mặt đất lộ ra. Lớp thảm thực vật che phủ được chọn có tốc độ lớn nhanh và là giống cỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên ở khu vực.

- Trong giai đoạn thi công, phải bố trí công nhân phun nước để tránh gây bụi. Số lần tưới nước tùy thuộc vào thời tiết. Thông thường việc tưới nước được thực hiện vào buổi sáng (7:008:00), buổi trưa (12:0013:00) và buổi tối (17:3019:00).

- Các phương tiện vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Phủ kín xe tải chở đất đá, tưới nước những bề mặt đang thi công.

- Việc trộn bê tông sẽ được tiến hành ở các khu vực cách ly. Lựa chọn vị trí đặt trạm trộn asphalt khu vực khai thác và các thiết bị gây ô nhiễm không khí một cách hợp lý.

- Không đốt ngoài trời những chất thải có chứa dầu mỡ, hoá chất hoặc các chất hữu cơ.

- Chú ý đến tốc độ và hướng gió để có biện pháp tránh cho cát bụi về phía công trường hay khu nhà cửa của dân cư.

- Sử dụng thiết bị kiểm soát ô nhiễm, bảo dưỡng và kiểm tra xe cộ định kỳ.

- Đối với máy móc, thiết bị thi công trên công trường gây bụi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, gây tác hại đến môi trường xung quanh và tài sản, nhất là đối với môi trường nông thôn, nhà thầu sẽ áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết như khoanh vùng thi công, tưới nước thường xuyên... Các máy trộn bê tông không gây bụi có nồng độ tập trung cao hơn 50 mg/m3. Không sử dụng các loại máy móc, thiết bị thi công lạc hậu, cũ, có thể gây ô nhiễm môi trường khu vực.

---

Bảng 4.4. Khả năng làm giảm bụi của một số loại cây

Stt Loại cây Tổng diện tích lá Tổng lượng bụi giữ trên cây (kg)

1 Phượng 86 4

2 Du 66 18

3 Liễu 157 38

4 Phong 171 20

5 Tần bì 195 30

6 Bụi cây đinh hương 11 1.3

Trồng cây xanh hai bên đường: Khả năng giữ bụi trên cành lá của cây là tương đối tốt, khả năng này phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng bắt bụi), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm hay tán cây và phụ thuộc vào thời tiết. Cây xanh cũng như thảm cỏ còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất (bảng 4.4). Theo tính toán, cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong không khí từ 20-65%.

* Về môi trường nước:

- Giảm thiểu nguồn phát thải, tìm hiểu môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho sinh vật nước chung sống hoà bình với dự án.

- Dùng két tự hoại, tiến tới dùng thiết bị xử lý nước thải, thu hồi dầu mỡ đưa đi xử lý, không được phép đổ ra nền hoặc xung quanh.

- Lựa chọn vật liệu ít xói mòn, giảm độ dốc taluy và tạo thảm thực vật, hệ thống thoát nước hợp lý.

- Bảo vệ, che phủ các bề mặt đất ở những nơi có thể bị xói mòn; trồng cây cỏ, lát đá. - Không làm gián đoạn nguồn nước, không làm suy thoái chất lượng nguồn nước. - Giảm tối đa các tác động tới nguồn nước như khống chế xói mòn, khống chế đổ thải. - Cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước thường xuyên.

- Ở những nơi có thể, các hoạt động xây dựng và các công trình nên đưa xa bờ sông tạo điều kiện cho việc lưu thông dòng chảy tại những nơi hiểm yếu, làm những đệm ngăn xói mòn bằng các vật liệu nhẹ sẽ tạo ra các chiếc bẫy cặn và lâu dài cặn dược tích luỹ sẽ làm vững chắc bờ sông, đem lại hiệu quả lâu dài.

- Phủ đáy và thành rãnh bằng các vật liệu hạt ổn định hay bằng cây cỏ để chống xói mòn.

- Thiết kế phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuỷ lợi, khôi phục hệ thống tưới tiêu sau khi thi công xong công trình nếu có yêu cầu.

* Về môi trường đất:

---

- Thu hồi dầu mỡ đưa đi xử lý, không được đổ ra nền hoặc môi trường xung quanh. - Giảm tối đa vùng tác động.

- Bố trí đủ và hợp lý những đường và cửa thoát nước từ các rãnh gom nước, dùng đá hoặc bêtông lát các rãnh nước.

- Xử lý tốt việc thoát nước trên cơ sở khảo sát kỹ điều kiện tại khu vực công trình. Nắn tuyến để tránh những khu vực địa chất không ổn định và dùng các biện pháp ổn định taluy.

- Bố trí nơi đổ và thu gom, ban hành và thực hiện các quy định thu gom, đổ bỏ, chôn lấp chất thải rắn.

- Các vị trí khai thác nguồn nguyên vật liệu sử dụng trong thi công phải được cơ quan quản lý tài nguyên cấp phép.

- Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật, trồng lại cây, phục hồi nhanh chóng thảm thực vật tại những vùng đất đã bóc chúng. Tái tạo và khôi phục cảnh quan đã mất nếu có yêu cầu.

* Về tiếng ồnvà rung động:

- Xây dựng các công trình giảm tiếng ồn, bảo dưỡng xe cộ thường xuyên để giảm tiếng ồn từ xe cộ.

- Giám sát tiếng ồn và rung động trên tuyến và đường biên thi công. Sử dụng các phương tiện, thiết bị hoàn thiện đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

- Các nguồn gây tiếng ồn lớn được bố trí xa lán trại và khu dân cư.

- Đối với các thiết bị và máy hạng nặng được sử dụng ở trạng thái tốt đảm bảo tiếng ồn phát ra là nhỏ nhất. Trong trường hợp công trình phải thi công vào buổi tối hoặc ban đêm, hạn chế những công việc gây tiếng ồn lớn như sử dụng búa hơi, máy nén khí, máy đóng cọc.

- Bố trí hình thức và thời gian thi công hợp lý để giảm hoặc tránh các hoạt động gây ồn xảy ra vào các thời điểm nhậy cảm như đêm, giờ học, giờ làm việc và các hoạt động tại bệnh viện khi có thể. Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn vào ban đêm (22:00~6:00) như là máy đóng cọc, máy nghiền, máy ủi, máy phát điện, máy cưa điện và máy khoan điện, xe đổ vật liệu, v.v

- Sử dụng thiết bị có tiếng ồn thấp hoặc các thiết bị được trang bị bộ phận giảm âm hoặc che phủđể hạn chế tiếng ồn như máy phát điện sử dụng trên công trường xây dựng với bộ phận giảm âm hoặc hoạt động phải phụ thuộc vào điều kiện tình trạng môi trường khu vực xung quanh.

---

- Khi xây dựng các hạng mục cần thời gian thi công dài như các kết cấu lớn, các kết cấu lớn nên được đúc sẵn bên ngoài công trường xây dựng và sau đó chuyển đến công trường để lắp ráp.

- Sắp xếp mặt bằng công trường xây dựng, cố gắng đặt các máy móc thiết bị gây rung động xa các toà nhà nhạy cảm.

- Tránh thực hiện các hoạt động gây ồn và rung động vào ban đêm;

- Cố gắng sử dụng các thiết bị xây dựng gây tiếng ồn và rung động nhỏ trong giai đoạn xây dựng.

- Nếu có thể, sử dụng phương pháp đào lỗ và khoan nhồi khi xây dựng nền móng các cầu vượt và tránh sử dụng máy đóng cọc khi xây dựng nền móng.

- Yêu cầu các nhà thầu phải thông báo cho cộng đồng thường xuyên trước khi thực hiện các hoạt động gây rung động lớn để nhận sự thông cảm và ý kiến cộng đồng.

* Về kinh tế - xã hội và sức khoẻcon người:

- Có các cơ chế và biện pháp đặc biệt giải quyết vấn đề di chuyển dân, đảm bảo công bằng, hợp lý và tạo được điều kiện sinh kế lâu dài cho dân.

- Hạn chế tối đa việc thay thế đất nông nghiệp, bố trí lịch thi công hợp lý tránh các mùa thu hoạch.

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ và điều trị kịp thời cho người lao động tại công trường và dân cư khu vực dự án có khả năng ảnh hưởng. Chú trọng đến các bệnh nghề nghiệp của người lao động. Huấn luyện và xây dựng các trạm y tế tại chỗ và lưu động nhằm đáp ứng yêu cầu khám và chữa bệnh.

- Thiết kế các đường rẽ đảm bảo tầm nhìn, bố trí các điểm giao cắt hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông.

c. Giai đoạn vận hành

- Đảm bảo khoảng không lưu an toàn của tuyến đường.

- Thay thế các nhiên liệu sạch như gas, điện, xăng không chì.

- Lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm không khí từ ống xả của các phương tiện giao thông, ví dụ như hệ thống hoàn lưu khí xả, bộ cảm ứng lamda...

- Hạn chế sử dụng các phương tiện quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải quy định. Đảm bảo tốc độ xe chạy trên đường như thiết kế vì nếu xe thay đổi tốc độ và đứng yên thì lượng khí thải ra càng lớn.

---

- Cấm các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, chất thải, phế thải xây dựng chạy qua đường mà không có biện pháp giảm bụi.

- Phun nước rửa đường hàng ngày để giảm bụi.

- Trồng cây xanh, thảm cỏ dọc theo tuyến đường giao thông. Đây là biện pháp tối ưu và hữu hiệu nhất tại Việt Nam hiện nay.

- Hạn chế sử dụng các phương tiện quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn và rung động.

- Trồng cây xanh, thảm cỏ dọc theo tuyến đường giao thông. Sóng âm thanh khi truyền qua các lùm cây sẽ bị phản xạ qua lại nhiều lần và năng lượng âm sẽ giảm đi rõ rệt. Dải cây xanh dầy đặc rộng 10 - 15m có khả năng làm giảm tiếng ồn từ 15 - 18 dB.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)