a. Ô nhiễm môi trường không khí
* Ô nhiễm do các khí độc:
- Ô nhiễm không khí do hoạt động của các thiết bị thi công và phục vụ thi công bao gồm nguồn cố định là các hoạt động của các xe cơ giới chuyên chở vật liệu gồm
---
đất, đá, ximăng, nhựa đường,... và nguồn tương đối cố định là các khu mỏ khai thác vật liệu, trạm trộn bê tông, nhựa, các máy đóng cọc, máy khoan, xe lu... Quá trình thi công làm tăng nồng độ thành phần một số khí độc hại như CO, SO2, NOx, Hydrocacbon...
- Ô nhiễm không khí do đốt các chất thải có chứa dầu mỡ, hoá chất; - Ô nhiễm không khí từ các khu vực đốt nhựa đường; vv...
* Ô nhiễm do bụi:
Việc vận chuyển vật liệu cũng phát sinh ra bụi, phạm vi ảnh hưởng có thể lên tới 50m từ các địa điểm vận chuyển. Nguồn gây bụi chủ yếu là từ:
- Các xe tải chở đất ra vào do bụi bẩn dính trên các lốp xe, bụi do ma sát giữa lốp xe với mặt đường, nguyên vật liệu bị rơi vãi;...
- Hoạt động của các ô tô vận chuyển sẽ làm các tuyến đường bị bụi bẩn vào những ngày nắng ráo và bị bùn lầy vào những ngày mưa;
- Bụi từ hoạt động xây dựng phát sinh khi: phá dỡ, đào đắp, san lấp và sử dụng vật liệu;
Lượng bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra phụ thuộc vào loại đường đi (đường đã xây dựng hoặc đường tạm), ngoài ra nó còn phụ thuộc vào số lần đi lại, tốc độ trung bình của xe, tải trọng xe, số bánh xe cho mỗi xe, tính chất mặt đường và độ ẩm của đường
Đối tượng chịu tác động chính là cộng đồng dân cư sống gần khu vực thi công tuyến đường và những người tham gia giao thông.
* Ô nhiễm tiếng ồn:
Trong giai đoạn xây dựng, khu vực thi công và những vùng lân cận sẽ bịtác động bởi tiếng ồn. Theo Cục Đường bộ, mức ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng được trình bày theo bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1. Mức ồn phát sinh từ các máy móc, thiết bị xây dựng (dBA)
Loại máy móc, thiết bị Mức ồn ở vị trí cách
thiết bị 15m
Quy định của Cơ quan dịch vụ
công cộng Hoa Kỳ
Xe lu 72 - 88 75
Máy đóng cọc 90 - 104 95
Búa máy và máy khoan 76 - 99 75
Xe tải 70 - 99 75
---
Máy san ủi đất 77 - 95 75 - 80
Xe trải bê tông nhựa asphalt 88 - 92 80
Máy trộn bê tông 71 - 90 75
Máy phát điện 70 - 82 75
Máy đầm rung 70 - 80 75
Đối tượng chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn do hoạt động thi công là cộng đồng dân cư xung quanh, những người tham gia giao thông và công nhân thi công công trình.
* Ô nhiễm rung động:
Nguồn gây rung động trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là từ các máy móc và xe chở vật liệu và phế thải. Ngoài ra, rung động còn do các hoạt động thi công và phục vụ thi công như nổ mìn, đóng ép cọc, khoan đào, san lấp,... Bảng 4.2. liệt kê các nguồn gây rung động của một số loại máy móc điển hình.
Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc nêu trên sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn tạo ra một độ rung tại khu vực thi công cũng như tại các khu vực lân cận. Nhưng các tác động này chủ yếu xảy ra trên bề mặt và tốc độ làn truyền không cao nên ảnh hưởng của rung đến môi trường là nhỏ và không đáng kể.
b. Ô nhiễm môi trường nước
Trong quá trình thi công sẽ làm thay đổi dòng chảy bề mặt, gây hiện tượng úng ngập cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới các dòng chảy của hệ thống kênh mương trên tuyến đường thi công. Tuyến đường tác động trực tiếp đến dòng chảy, làm gián đoạn thậm chí làm thay đổi dòng chảy trong thời gian thi công. Việc san lấp đất sẽ gây ách tắc và làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt là khi thi công nền đường vào mùa mưa bão, có thể gây ngập lụt cục bộ cho từng vùng.
Bảng 4.2. Mức độ rung động của một số máy móc xây dựng điển hình
TT Loại máy móc
Mức độrung động tham khảo (theo hướng thắng đứng Z, dB)
Cách nguồn gây rung động 10 m
Cách nguồn gây rung động 30 m 1 Máy đào đất 80 71 2 Máy ủi đất 79 69 3 Xe vận chuyển hạng nặng 74 64 4 Xe lăn 82 71 5 Máy khoan - trát 63 / 6 Máy nén khí 81 71
---
7 Máy đào bằng hơi 85 73
8 Máy đóng cọc chạy bằng 98 83
9 Máy đóng cọc bằng rung chấn 93 83
Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm:
- Nước mưa chảy tràn gây xói lở mang theo đất đá, chất thải chứa dầu, chất thải sinh hoạt của công nhân... gây hiện tượng bồi lấp, ô nhiễm các dòng chảy mặt và lưu vực trong khu vực thi công;
- Đất dùng để đắp nền đường có thể bị lẫn các hóa chất, sâu bệnh... gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và cây trồng;
- Chất lượng nước bịthay đổi là do tăng hàm lượng các chất vô cơ như bụi, chất lơ lửng, gây đục;
- Các hiện tượng úng ngập cục bộ là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm;
Các tác động môi trường nước do thi công công trình giao thông:
- Nước thải trong giai đoạn xây dựng phát sinh bởi công tác đào đắp đất, rửa các máy móc xây dựng và ô tô vận chuyển, nước thải sinh hoạt từ các lán trại công nhân và nước thải bề mặt khác từ xói mòn đất, tích tụ chất thải xây dựng do san ủi và bồi lấp.
- Do công nhân thường ở trong các khu nhà tạm, thiếu thốn các điều kiện vệ sinh cần thiết nên nước thải nói riêng và chất thải sinh hoạt nói chung thường có ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống và môi trường nước xung quanh.
- Các hoạt động thi công làm xáo trộn mặt đất, biến đổi địa hình. Việc đào đắp làm rãnh, tạo taluy đều trực tiếp làm thay đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước. Tại các dòng chảy gần nơi công trường thi công, hàm lượng chất lơ lửng trong nước có thể tăng cao gấp 10 lần so với bình thường.
- Chất thải chứa dầu mỡ là nguy cơ lớn nhất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Việc tập trung các loại máy móc thi công và phương tiện vận tải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu mỡ.
- Nước mặt bị ô nhiễm ngấm xuống đất sẽ gây ra ô nhiễm nước ngầm. Bên cạnh đó, quá trình thi công, đào hố, khoan... gây thủng tầng đất mặt, tạo ra sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt và nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của hoạt động này phụ thuộc vào việc tuân thủ nguyên tắc thi công và sẽ được giảm thiểu nếu các nguyên tắc đó được thực hiện nghiêm túc.
---
c. Ô nhiễm môi trường đất
- Trong thời gian thi công, dải đất hai bên tuyến đường bị ảnh hưởng như: phần nền cũ bị bóc đi để làm mới, đất đá đào lên có lẫn cả vật liệu làm đường sẽ che phủ đất canh tác hai bên tuyến đường, và khu vực lân cận.
Đất canh tác khi bị xáo trộn lên dễ bị biến thành đất sỏi đá, không còn trồng trọt được nữa và phải bỏ hoang. Ngoài ra, vật liệu để làm cầu đường như bêtông, cát, sỏi hoặc nhựa đường bị rơi vãi xuống hai bên tuyến đường cũng gây tác hại lớn tới đất trồng.
- Bên cạnh đó, môi trường đất có thể bị nhiễm bẩn, thoái hoá bởi chất thải sinh học, chất thải rắn, dầu mỡ của máy móc thi công; bị xáo trộn bề mặt tại khu vực công trường xây dựng;…
- Lượng chất thải lớn nhất là cát, đá, sỏi, đất nhiễm dầu,... không còn sử dụng được nữa. Việc đổ thải bừa bãi các phế liệu này thường gây cản trở cho việc đi lại và gây lãng phí. Do đó phải có khu vực tập kết phân loại riêng cho từng loại. Các phế thải cần phải được tái sử dụng, không nên dồn xuống hai bên tuyến đường vì dễ gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp.
- Chất thải do sinh hoạt của công nhân xây dựng thường gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Loại chất thải phổ biến là dầu mỡ bôi trơn đã qua sử dụng. Khi thay dầu mỡ bôi trơn mới cho các phương tiện vận tải và máy móc thi công thì dầu thải phải được thu gom để đưa đi xử lý. Nếu đổ xuống nền đường hoặc đổ ra khu vực xung quanh sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất và nước nghiêm trọng.
d. Tác động đến hệ sinh thái khu vực
- Phá huỷ hoặc gây thiệt hại cho hệ thực vật, động vật và hệ sinh thái khu vực nói chung. Đặc biệt gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái nhạy cảm, các loài động, thực vật đang bị đe doạ tuyệt diệt.
- Việc xây dựng các tuyến đường mới sẽ lấn chiếm dần các khu vực đất dành để trồng cỏ, cây xanh và các bụi cây. Các tuyến đường trồng cây xanh sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều mức khác nhau. Đặc biệt, sẽ có một số lượng lớn cây bị chặt đi để phục vụ cho việc mở rộng đường và xây dựng các tuyến đường mới. Điều này làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan khu vực.
e. Tác động đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người
- Tác động đến quá trình sử dụng đường: Chia cắt các đường giao thông ngang đã có sẵn khi thi công, gây ách tắc, tai nạn giao thông.
---
- Tác động đến quá trình sử dụng nước: Cản trở sự cung cấp nước, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước, làm gián đoạn, suy thoái nguồn nước.
- Tác động đến quá trình tái định cư của người bị di chuyển: Việc lấy đất để xây dựng các tuyến đường mới buộc người có liên quan phải mất đất một phần hoặc toàn bộ, dẫn đến phải di chuyển khỏi chỗ sinh sống cũ. Điều đó gây mất nhà ở, tài sản, thiết bị công cộng, mất các địa điểm văn hoá, thương mại. Do vậy cần phải có những biện pháp đền bù và khôi phục phù hợp.
- Tác độngđến hoạt động nông nghiệp, thuỷ lợi: Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng công trình giao thông làm thu hẹp đất canh tác của nông dân (1km đường ôtô trung bình chiếm khoảng 3 ha đất). Các hoạt động thi công sẽ gây cản trở các hoạt động trong canh tác nông nghiệp. Làm thay đổi, gián đoạn hệ thống cung cấp nước tưới tiêu.
- Tác động đến quá trình khai thác tài nguyên: Khai thác các nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công không hợp lý gây cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
- Tác động đến các giá trị văn hoá, lịch sử: Lấn đất, gây ảnh hưởng đến các công trình văn hoá, lịch sử gần đường giao thông.
- Tác động đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng dân cư khu vực thi công: Quá trình thi công công trình sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cán bộ, công nhân thi công trên công trường và tới dân cư địa phương do ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và rung động (Hiện nay, toàn ngành GTVT có khoảng 30 vạn công nhân, trong đó có 25% làm việc trong môi trường độc hại. Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp như: bệnh bụi phổi Silic, điếc,…).
- Quá trình thi công tuyến đường cũng sẽ gây cản trở tạm thời giao thông trong khu vực gây ra những trở ngại cho các hoạt động kinh tế địa phương. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
- Việc tập trung số lượng lớn công nhân tham gia thi công và sinh hoạt của họ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội của địa phương, làm xáo trộn phong tục, tập quán sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận dân cư trong khu vực thực hiện dự án.
- Bên cạnh đó còn có thể phát sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, đánh lộn... Có thể sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và đội ngũ công nhân trên công trường. Việc lây lan các bệnh truyền nhiễm từcông nhân sang người dân địa phương và ngược lại cũng có thể xảy ra.
---