Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 120)

a. Khái niệm ĐTM

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường được các nhà môi trường trên Thế giới đưa ra trong những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Đến nay, ĐTM đã có những bước phát triển đáng kể và đã trở thành một bộ môn khoa học riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu để tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Dưới các góc độ khác nhau, người ta đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐTM.

Tại điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) qui định rõ: "Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể đểđưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển

khai dự án đó".

b. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của ĐTM

* Mục đích của ĐTM

- Góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hành động phát triển của một dự án.

- ĐTM xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau của các hoạt động phát triển. Đối chiếu, so sánh và phân tích những thuận lợi hoặc khó khăn của hoạt động đó. Từ đó kiến nghị lựa chọn phương án tối ưu.

- ĐTM giúp cho công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường.

---

- ĐTM theo dõi các diễn biến môi trường bị tác động theo dự báo ban đầu sau khi dự án đi vào hoạt động. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra bằng các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và đề xuất điều chỉnh kịp thời.

* Vai trò của ĐTM

- Vai trò định hướng: ĐTM có tác dụng định hướng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư quan điểm chính xác về một dự án phát triển và xây dựng KCNTT trên mọi mặt trong đó tác động môi trường như một bộ phận cấu thành của dự án.

- Vai trò hỗ trợ: ĐTM có tác dụng hỗ trợ cho dự án trong việc chọn địa điểm, chọn quy trình công nghệ thích hợp sao cho phát huy tăng cừơng mặt tác động tích cực của dự án và hạn chế tác động tiêu cực của dự án tới môi trường tự nhiên và xã hội.

- Vai trò dự báo: ĐTM giúp cho các nhà quản lý phòng ngừa trước những tác động đến môi trường sẽ có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó có các biện pháp hữu hiệu có thể ngăn chặn những thảm hoạ có thể xảy ra.

* Ý nghĩa của ĐTM

ĐTM là một công cụ kết hợp chặt chẽ với kế hoạch bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nó chính là một “dự án trong dự án”, cụ thể như sau:

- ĐTM chỉ ra những tác động có thể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của một dự án. Khi đã có thông tin đầu vào về các chỉ tiêu hoạt động của một dự án, ĐTM sẽ chỉ ra được các kết quả tác động về mặt môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Sự tác động này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.

- ĐTM cung cấp cho dự án đã trình bày khả năng giảm nhẹ hoặc bù đắp những tác động tiêu cực của dự án, giảm thiểu sự phá huỷ môi trường tới mức thấp nhất. Lựa chọn hoặc hiệu chỉnh dự án hoặc tăng cường bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giảm số lượng và mức độ tác động tiêu cực, tăng cường và nâng cao những tác động tích cực.

- ĐTM sẽ đưa ra giải pháp đo mức độ thực thi dự án trên phương diện bảo vệ môi trường. ĐTM sẽ cung cấp một chương trình quan trắc cho việc tác động của dự án đến môi trường.

- ĐTM chia ra làm hai nhiệm vụ khảo sát môi trường ban đầu và đánh giá tác động môi trường. Việc khảo sát môi trường cung cấp cho dự án toàn bộ những thông tin về môi trường của vùng dự án tác động tới mà trong ĐTM chi tiết sẽ phải trình bày. Nhiệm vụ ĐTM là phải đánh giá đầy đủ, chi tiết các thành phần môi trường của vùng lập dự án, dự báo các ảnh hưởng có thể có khi dự án bắt đầu thi công hoặc đi vào vận hành.

---

c. Nội dung ĐTM

Đánh giá tác động môi trường phải gắn liền với các dự án đầu tư, các kế hoạch, chính sách phát triển vùng hoặc khu vực. Đánh giá tác động môi trường là một yêu cầu cần phải có khi xét duyệt một dự án, đồng thời nó cũng là một quá trình liên tục thông qua chu kỳ dự án.

Nội dung ĐTM cụ thể phụ thuộc vào nội dung và tính chất của các dự án phát triển hay các công trình xây dựng. Các hoạt động phát triển tác động vào các yếu tố môi trường đòi hỏi các yêu cầu và mức độ khác nhau. Tuỳ thuộc tính chất của dự án mà chúng ta xây dựng nội dung ĐTM phù hợp. Nội dung chính thức của ĐTM là bản báo cáo ĐTM. Các nội dung trong báo cáo bao gồm:

- Mô tả sơ lược về dự án: mục tiêu, nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án, lợi ích kinh tế - xã hội của dự án.

- Mô tả địa điểm nơi thực hiện dự án.

- Xác định phạm vi tác động (điều kiện biên) và ảnh hưởng môi trường của dự án. - Mô tả hiện trạng tài nguyên và môi trường nơi thực hiện dự án.

- Đánh giá những tác động tới môi trường (đất, nước, không khí, hệ sinh thái...) có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện dự án.

- Dự báo những biến đổi các nhân tố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện và đi vào hoạt động của dự án.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu, phòng tránh, điều chỉnh và xử lý. - Dự báo và đánh giá rủi ro.

- Đánh giá tác động xã hội.

- Phân tích lợi ích, chi phí mở rộng mà dự án đem lại. - So sánh, đối chiếu các phương án hoạt động khác nhau.

- Kết luận và kiến nghị chương trình quản lý và quan trắc môi trường từ khi dự án bắt đầu thực hiện đến thời kỳ vận hành lâu dài sau này của dự án.

Nội dung và kết quả của báo cáo ĐTM được chuyển lên cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

d. Mối quan hệ giữa ĐTM và chu kỳ dự án

Mối quan hệ của các bước dự án và ĐTM cũng như sơ đồ đánh giá ĐTM và chu kỳ dự án được mô tả tại hình 4.1 dưới đây:

---

Hình 4.1. Sơ đồ khối về các bước của dự án và ĐTM

Quá trình nghiên cứu và đánh giá các tác động môi trường trong các giai đoạn và chu kỳ của dự án xây dựng công trình giao thông đều phải thực hiện qua 5 giai đoạn và được trình bày theo sơ đồ dưới đây (hình 4.2).

Ghi chú: IEE - Đánh giá sơ bộ

EIA - Đánh giá tác động môitrường Khả thi về

kinh tế

Chuẩn bị báo cáo EIA

Giám sát môi trường

(trong khi thực hiện)

Dự án được duyệt về

mặt môi trường

Cơ quan môi trường tán thành

Chuẩn bị đánh giá sơ

bộ (IEE) Chấp nhận được về môi trường Khả thi về kỹ thuật Ý đồ dự án Xem xét có cần đánh giá về môi trường? Cần (EIA) (Không cần xem xét về môi trường) Thẩm định báo cáo EIA Xem xét IEE

Báo cáo EIA đạt yêu cầu

(IEE đạt, cần làm tiếp EIA) (Báo cáo EIA không đạt) (IEE không đạt)

(Cần đánh giá sơ bộ) (IEE)

Thực hiện dự án (Thiết kế,

thi công vận hành) Nghiên cứu khả thi

Nghiên cứu tiền

khả thi

---

Hình 4.2. Chu kỳ của một dựa án và các yêu cầu thực hiện ĐTM

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)