Lựa chọn loại hình và kích thước của công trình vượt sông

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 139 - 141)

Xét về mặt môi trường, thứ tự ưu tiên chọn các công trình trên đường vượt dòng nước như sau:

1. Cầu

2. Cống không đáy (vòm hoặc chữ nhật) 3. Cống có đáy (vòm hoặc chữ nhật)

---

4. Cống có tiết diện elip 5. Cống tròn

6. Đường ngầm qua sông

Khi lựa chọn loại hình công trình vượt dòng nước, ngoài các yếu tố môi trường cần phải tính đến các yếu tố về mặt kinh tế, kỹ thuật và xã hội.

a. Cầu

Cầu được thiết kế tốt sẽ không tạo nên những thay đổi về thuỷ lực của dòng nước và giữ được nền tự nhiên của dòng sông, không cản trở sự hoạt động của động vật nước và không gây xói mòn vùng lân cận.

Cầu được thiết kế và xây dựng khi: - Dòng nước lớn;

- Bờ sông dựng đứng;

- Lòng sông có đá tích tụ tại chỗ hay có nhiều lớp đá; - Có nhiều nguy cơ bị bồi lấp, dẫn đến ngăn dòng chảy; Khi thiết kế cầu, cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Các giá đỡ cầu phải làm bên trên chu vi ướt trung bình để tránh bị thu hẹp dòng chảy. Trong trường hợp đặc biệt, có thể thu hẹp 1/3 chiều rộng dòng nước nhưng phải thiết kế các tường cánh để bảo vệ giá đỡ và trụ.

- Xây dựng cầu có mố nằm ở khu vực đất liền tránh bị ướt hoặc bị xói lở phần đất dưới chân mố.

- Bệ móng không xây quá cao tránh ảnh hưởng đến vận tốc dòng nước.

- Nên thiết kế cầu có nhịp lớn và sổ trụ cầu ít để tránh ảnh hưởng đến việc đi lại của cá và tàu thuyền.

- Đoạn dẫn vào cầu có độ dốc nhỏ hơn 15%.

b. Cống

Khi xây dựng cống, phải cố gắng giảm sự khác biệt về dòng chảy trong cống và dòng chảy tự nhiên. Các kiểu cống sẽ tạo ra các đặc tính thuỷ lực và ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như hoạt động của động vật nước.

* Cống không đáy (đáy tự nhiên)

Cống không đáy có tính chất tương tự như cầu (không có trụ) nên không gây thay đổi dòng chảy và không làm giảm tiết diện chảy.

---

Nếu dòng nước không ổn định sẽ ảnh hưởng đến mố cống (một bên bị xâm nhập và bào mòn, một bên không bị). Do đó, khi xây dựng cống, nên làm ở những nơi có dòng nước ổn định và hạn chế thay đổi mặt đường tránh hiện tượng làm cho mố cống bị ảnh hưởng. Các yêu cầu khi xây cống không đáy:

- Diện tích thoát nước lớn hơn 25km2; - Độ dốc của dòng sông lớn hơn 5%;

- Chỗ vượt sông cách cửa thoát nước của hồ 500m về phía thượng lưu hay hạ lưu; - Thuỷ lực tại chỗ vượt sông không đảm bảo sự đi lại của động vật nước;

* Cống có đáy

Cống có đáy làm tăng nguy cơ xói mòn và gây cản trở cho việc đi lại của cá do việc đáy cống khác với nền đất tự nhiên nên làm thay đổi về tốc độ và chiều sâu của dòng chảy.

Cống tròn làm tăng chiều sâu của nước trong mùa cạn và khả năng thoát nước lớn nhất. Nhưng tăng tốc độ dòng chảy vào mùa nước lớn thì dễ dẫn đến tăng nguy cơ xói mòn. Cùng một mực nước nhưng lượng nước trong cống vòm thấp hơn, điều đó dẫn đến hiện tượng giảm chiều sâu của nước trong mùa cạn. Tuy nhiên, điều này lại không làm tăng tốc độ dòng chảy của nước nên đất ít bị xói mòn.

Khi nước quá mạnh, muốn đo độ sâu của cống (không thể dùng thước) nên sử dụng dây có buộc một đầu vào hòn đá để đo. Khi làm một cống tròn đơn, cần vùi sâu cống để thiết diện chảy có dạng vòm. Nên bố trí cống tại các cao độ khác nhau để khi mực nước là thấp nhất thì nước trong cống ở vị trí thấp hơn vẫn đảm bảo cho cá di chuyển. Không nên bố trí cống tại vị trí bằng nhau. Điều này dẫn đến nước cạn, cống sẽ không có nước và cá không di chuyển được. Đối với một số nơi cống sẽ bị lấp bởi rác, đất, đá..., có thể xây đường tràn thay thế.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)