Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 100)

Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ để quản lý các tác động do các hoạt động của một tổ chức gây nên với môi trường. Hệ thống này cung cấp một tiếp cận có tổ chức trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống này có thể là bước đầu tiên cho một tổ chức thực hiện để tiến tới các cải thiện về môi trường do hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức xác định được hiện trạng môi trường của mình và đánh giá thường xuyên hiện trạng và cải thiện. Để phát triển một EMS, một tổ chức cần phải đánh giá được các tác động môi trường, xác định được các mục tiêu giảm những tác động đó và lập kế hoạch làm thế nào để đạt được những mục tiêu này.

Như vậy: "EMS là tập hợp các hoạt động quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo. EMS được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồ lực cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt động duy trì và nâng cao kết quả hoạt động môi trường". Hay nói cách khác "EMS là một chu trình liên tục của việc lập kế hoạch, thực thi, xem xét và cải thiện các quá trình và các hoạt động mà một cơ quan đảm trách nhằm đáp ứng những mục tiêu kinh doanh và môi trường của nó".

EMS được xây dựng theo mô hình PDCA (Plan, Do, Check, Act), mô hình này đưa tới sự cải thiện không ngừng trên cơ sở sau:

- Lập kế hoạch: Bao gồm quá trình nhận biết các khía cạnh môi trường và xây

dựng mục tiêu.

- Thực hiện: Bao gồn việc đào tạo và điều khiển quá trình hoạt động.

- Kiểm tra: Bao gồm việc giám sát và điều chỉnh hoạt động.

- Xem xét lại: Bao gồm xem xét lại tiến trình và hoạt động nhằm tìm ra những thay đổi cần thiết đối với EMS.

---

* Sự cần thiết của EMS:

EMS cho phép các tổ chức, cơ quan quản lý một cách hệ thống các vấn đề môi trường và an toàn sức khoẻ con người. EMS có thể mang đến những lợi ích kinh doanh và môi trường như sau:

- Cải thiện việc thực thi các vấn đề môi trường. - Nâng cao tính kỷ luật (tuân thủ).

- Chống ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên, giảm các chất thải và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

- Giảm bớt rủi ro hay trách nhiệm về môi trường.

- Hấp dẫn khách hàng và thị trường mới, tạo ra hình ảnh hợp tác tốt.

- Tăng lợi nhuận, giảm giá thành và cải thiện hiện trạng môi trường thông qua hoạt động có hiệu quả hơn.

- Xây dựng các mối quan tâm và trách nhiệm đối với môi trường, cải thiện nhận thức của người lao động đối với các vấn đề môi trường.

- Nâng cao hình ảnh trước công chúng, chính quyền, người cho vay, nhà đầu tư. Có đủ điều kiện đối với các chương trình khuyến khích của Chính phủ.

* Mục đích của EMS là:

- Nhận biết, kiểm soát các tác động, các xu thế quan trọng về môi trường. - Nhận biết và tận dụng cơ hội về môi trường.

- Xác định chính sách và cơ sở cho việc quản lý môi trường.

- Kiểm soát, khống chế và đánh giá tính hiệu quả hệ thống bao gồm việc thúc đẩy và cải biên để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu và các điều kiện.

Một EMS không phải là một qui định, nó không chỉ rõ mục tiêu môi trường cần phải đạt được như thế nào. Hơn nữa, nó yêu cầu một tổ chức phải chủ động trong việc xem xét thực tế của mình, và qua đó xác định việc quản lý các tác động của họ như thế nào là tốt nhất. Tiếp cận này hỗ trợ cho các giải pháp sáng tạo và có nghĩa cho bản thân tổ chức đó. Một EMS có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện trạng môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Mặc dù việc thực hiện EMS mang tính tự nguyện, đây cũng là một công cụ nhà nước có hiệu quả để bảo vệ môi trường vì công cụ này hỗ trợ cho các qui định. Ví dụ để cho các tổ chức có thể đạt được các tiêu chuẩn đề ra, các hệ thống qui chế có thể khuyến khích việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường bằng cách đưa ra những chế

---

độ khích lệ với các hiện trạng môi trường tốt và tiếp tục giữ những qui định nghiêm ngặt để đưa vào áp dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)