Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 108 - 119)

Năm 1972, Hội nghị Thế giới về Môi trường toàn cầu tại Stockholm (Thụy Điển) đã khẳng định tầm quan trọng và tính cần thiết của việc bảo vệ môi trường không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nướcđang phát triển.

Năm 1982, Chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu đã được công bố. Sau đó, chiến lược này đã được thử nghiệm bằng cách soạn thảo những chiến lược quốc gia và dưới quốc gia ở trên 50 nước.

Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về môi trường và phát triển đã nêu ra những quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu, mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Nghị định thư Montreal (Canada) về các chất có thể gây suy thoái lớp ozone là các hợp chất CFC và Brom.

Cũng trong năm 1987, Chính phủ các nước đã chấp nhận “Triển vọng môi trường đến năm 2000 và sau đó”. Văn bản này đã xác định một khuôn mẫu rộng rãi để hướng dẫn hành động quốc gia và hợp tác quốc tế về sự phát triển bền vững.

Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) để thống nhất văn bản về các vấn đề kinh tế và môi trường những năm cuối thế kỷ XX và hướng tới sự phát triển bền vững (cho thế kỷ XXI). Hội nghị đã ban hành hai hiệp ước quan trọng là Hiệp ước về đa dạng sinh học và Hiệp ước về thay đổi khí hậu. Văn bản về thay đổi khí hậu được chính thức thực hiện vào 21/3/1994. Mục tiêu của Hiệp ước là “ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ không gây hại tới hệ sinh thái tự nhiên và con người”.

Nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) về thay đổi khí hậu (1997) đưa ra kế hoạch giảm sự khuếch tán khí nhà kính, trong đó giảm khuếch tán khí CO2 ở các nước phát triển ít nhất bằng 55% của năm 1990. Điểm chính của Nghị định thư Kyoto là: Giảm sự khuếch tán khí nhà kính có thể thay đổi tùy theo nước (dưới 8% đối với Châu Âu, 7% với Mỹ và 6% với Nhật); Xác định các khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4, N2O, CFC’s; Kỹ thuật sản xuất sạch ở các nước phát triển sẽ góp phần giảm hiệu ứng nhà kính.

---

Hội nghị Trái Đất về phát triển bền vững lần 2 được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) tập trung thảo luận các vấn đề then chốt như: Tài chính cho phát triển; Tiếp cận thị trường công bằng; Bảo vệ môi trường; Tiếp cận vệ sinh và nước sạch; Phục hồi nguồn năng lượng.

Trên cơ sở đó, các nguyên tắc về phát triển bền vững được thiết lập với các nội dung chính như sau:

* Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh và các hình thức khác nhau của cuộc sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức với lối sống. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến những nước khác, cũng như không gây tổn thất đến thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa những con người và giữa thế hệ chúng ta với thế hệ mai sau.

Tất cả dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc làm rối loạn một yếu tố nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống từ tự nhiên cho đến xã hội loài người. Thế hệ tương lai phải chịu ảnh hưởng của những hành động ngày nay của chúng ta, cũng như thế giới thiên nhiên luôn bị con người tác động. Trong các mối quan hệ như vậy, chúng ta phải sử dụng thiên nhiên môi trường một cách khôn khéo, thận trọng để đảm bảo sự sống còn của các loài khác hoặc không làm mất nơi sinh sống của chúng.

Hành động ưu tiên:

- Phát triển nền đạo đức thế giới vì sự sống bền vững qua các tổ chức tôn giáo tối cao, các nhà chính trị, giới văn nghệ sĩ từng quan tâm đến đạo đức nhân loại.

- Đẩy mạnh hoạt động cấp quốc gia để xây dựng nền đạo đức thế giới. Đưa vào hệ thống pháp chếnhà nước, vào hiến pháp các nguyên tắc đạo đức thế giới.

- Thực hiện nền đạo đức thế giới thông qua hành động của mọi thành viên và tổ chức xã hội: gia đình, trường học, đoàn nghệ thuật, các nhà nghiên cứu chính trị, luật, kỹ sư, kinh tế, bác sĩ...

- Thành lập một tổ chức quốc tế giám sát việc thực hiện đạo đức thế giới vì sự sống bền vững, ngăn chặn và đấu tranh chống những vụ vi phạm nghiêm trọng.

* Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người

Mục đích cơ bản của sự phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Con người phải nhận biết khả năng của mình, xác lập một niềm tin vào cuộc sống. Việc

---

phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững. Mỗi một dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp phát triển, nhưng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cho cuộc sống không những cho riêng mình mà còn cho cả thế hệ mai sau, có quyền tự do bình đẳng, được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Hành động ưu tiên:

- Ở những nước có thu nhập thấp cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để gia tăng sự phát triển toàn xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường. Cần có những chính sách thích hợp tùy tình hình cụ thể về thiên nhiên, văn hóa, chính trị.

- Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như: chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết.

- Cung cấp những dịch vụ để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe con người: Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã đề ra các mục tiêu cho năm 2000 là: hoàn toàn miễn dịch cho tất cả trẻ em, giảm một nửa số trẻ sơ sinh bị tử vong (tức là khoảng 70/1000 cháu sinh ra), loại trừ hẳn nạn suy dinh dưỡng trầm trọng, giảm 50% tình trạng suy dinh dưỡng bình thường, có nước sạch cho khắp nơi.

- Giáo dục bậc tiểu học cho toàn thể trẻ em trên thế giới và hạn chế số người mù chữ. - Phát triển những chỉ số cụ thể hơn nữa về chất lượng cuộc sống và giám sát phạm vi và những chỉ số đó đạt được.

- Chuẩn bị đề phòng thiên tai và những thảm họa do con người gây ra. Ngăn chặn định cư ở các vùng có sự nguy hiểm, quan tâm đến các vùng ven biển, tránh các nguy cơ do phát triển không hợp lý như: phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bãi san hô… Giảm chi phí quân sự, giải quyết hòa bình những tranh chấp biên giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia.

* Nguyên tắc 3 :Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất

Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp, thận trọng để bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người chúng ta đều phải lệ thuộc vào đó. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái đảm bảo sự nuôi dưỡng và phát triển sự sống.

---

Chính hệ thống này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển khí hậu, cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hoà dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, cấu tạo và tái tạo đất màu và phục hồi các hệ sinh thái .

Bảo vệ tính đa dạng sinh học có nghĩa là không chỉ bảo vệ tất cả các loài động, thực vật trên hành tinh mà bao gồm về cả gen di truyền có trong mỗi loài.

Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ cuộc sống cho các thế hệ chúng ta và mai sau, vì đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học là góp phần vào việc nâng cao trí thức, thúc đẩy tiến tới một xã hội văn minh.

Hành động ưu tiên:

- Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm: quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín.

- Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, CO2, CO và CxHy: Chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ phải cam kết thực hiện các hiệp ước về chống ô nhiễm không khí lan qua biên giới (giảm 90% khí SO2 so với năm 1980), tất cả các nước phải báo cáo hàng năm về việc làm giảm các khí thải, các nước đang bị ô nhiễm không khí đe dọa phải tuân thủ những quy ước khu vực để ngăn chặn ô nhiễm lan qua biên giới, hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm không khí do ô tô.

- Giảm bớt khí nhà kính (CO2 và CFC): Khuyến khích biện pháp kinh tế và quản lý nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể, thực hiện nghiêm túc Nghị định thư Montreal (1990) về các chất làm suy giảm tầng ozone, khuyến khích sử dụng phân bón cải tiến trong nông nghiệp (nhằm giảm thải NO2).

- Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và nâng cao mực nước biển, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng, quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát).

- Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất.

- Duy trì càng nhiều càng tốt các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đã bị biến cải . Hệ tự nhiên là những hệ sinh thái mà từ sau cách mạng công nghiệp (1750) tác động của con người chưa nhiều hơn tác động các loài khác, chưa làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái (không tính đến những biến đổi khí hậu). Hệ biến cải là những hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn, nhưng không dùng để trồng trọt, ví dụ:

---

như các khu rừng thứ sinh, đồng cỏ chăn thả súc vật. Các chính phủ cần bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trừ khi có lý do hết sức cần thiết để thay đổi chúng. Cân nhắc lại mọi lợi hại trước khi biến đổi vùng đất tự nhiên thành ruộng đồng và đô thị, sửa chữa hoặc khôi phục các hệ sinh thái suy thoái.

- Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học, cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ.

- Chặn đứng ngay nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải.

- Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu vực bảo tồn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học.

- Nâng cao hiểu biết và nhận thức về các loài vật và các hệ sinh thái.

- Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên, tại các khu nuôi, vườn động - thực vật quốc gia và các nguồn gen.

- Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững: Đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, giữ việc khai thác trong khả năng sinh sản đó, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài.

- Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học.

* Nguyên tắc 4: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo

Tài nguyên không tái tạo như quặng, dầu, khí đốt, than đá, trong quá trình sử dụng sẽ bị biến đổi, không thể bền vữngđược. Theo dự báo, một số khoáng sản chủ yếu trên trái đất, với tốc độ khai thác và sử dụng hiện nay sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần, ví dụ khí đốt khoảng 30 năm, dầu mỏ khoảng 50 năm, than đá khoảng 150-200 năm...

Trong khi loài người chưa tìm được các loại thay thế, cần phải sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kiệm bằng các cách như: quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác nếu có thể được để thay thế chúng... Các biện pháp trên là cần thiết để trái đất có thể đáp ứng cho loài người nguồn tài nguyên không tái tạo cần

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)