Các tác động môi trường khi thi công cầu lớn và cầu trung

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 132 - 133)

- Máy móc thi công hoạt động ở khu vực sát mép nước sẽ gây nhiễu loạn dòng nước ở các bờ sông;

- Việc phá dỡ lớp cây cỏ và lớp đất màu sẽ làm mất thảm thực vật, trôi các trầm tích và các chất hữu cơ xuống nước, gây nhiễu loạn dòng chảy, tắc nghẽn dòng chảy,... ảnh hưởng tới các loài thuỷ sinh vật;

---

- Việc nổ mìn dưới nước sẽ gây mất ổn định trong mặt cắt ngang của dòng nước, tạo ra các mảnh vụn và các hạt trầm tích, gây hại cho các loài thuỷ sinh vật và hệ sinh thái thuỷ vực;

- Việc làm đê quai có thể gây xói lở, lắng đọng;

- Chất thải trong quá trình thi công rơi xuống nước gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nước và gây hại tới các loài thuỷ sinh vật (xi măng, vữa, xăng dầu,...);

- Trong một số trường hợp thi công cầu, sinh hoạt của dân cư trong khoảng cách 10km về phía hạ lưu của công trường sẽ bị ảnh hưởng. Việc đánh bắt thuỷ sản cũng như sử dụng nước sông cho sinh hoạt sẽ là những vấn đề cần xem xét khi xây dựng cầu;

- Việc đào hầm để xây dựng hầm cầu đường bộ sẽ gây ra chấn động, ảnh hưởng đến nước ngầm, gây ô nhiễm không khí trong hầm và dễ xảy ra tai nạn lao động.

Trong quá trình khai thác cầu, các tác động môi trường có thể xảy ra như:

- Quá trình thi công công trình vượt dòng nước đã làm cho lòng sông trở thành không ổn định. Vì vậy, trong quá trình khai thác, sự xói lở lòng sông tiếp tục diễn ra.

- Sự xói mòn bờ đưa trầm tích vào dòng chảy và làm biến đổi tuyến dòng;

- Rác rưởi, mảnh vụn tập trung quanh trụ, mố cầu gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn;

- Việc sơn, cạo gỉ sơn làm rơi rớt các chất hoà tan, sơn đã hoà chế, chất tẩy gỉ, sơn chống gỉ xuống dòng nước, gây ô nhiễm nước;

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)