Nội dung và nguyên tắc QLMT

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 91 - 92)

3.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều

121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

3.2.2. Các nguyên tắc QLMT

Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công quản lý môi trường bao gồm:

* Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động,

phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi trường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra.

* Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động

tổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng đồng, xã hội...) lên hệ thống môi trường.

---

* Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn

tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường.

* Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp

khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương cũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng.

* Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường

thường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

* Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia

đình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới.

* Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý

kinh tế - xã hội:Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường xây dựng giao thông (Trang 91 - 92)