Đối với các dự án xây dựng cảng sông và cảng biển, các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường bao gồm:
- Đối với vị trí dự án có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm, nguồn tài nguyên thuỷ sản hoặc suy giảm chất lượng môi trường. Cần thực hiện sàng lọc vị trí các vùng dự án, lựa chọn vùng dự án xa nơi cư trú, bãi đẻ chính của tôm cá, có kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã.
- Trong quá trình thi công, tiếng ồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Biện pháp giảm mức độ ồn bằng cách giảm hoạt động nạo vét vào thời điểm buổi tối.
- Giảm độ đục bằng cách dùng thiết bị đào thích hợp, dùng màng ngăn nước đục, nạo vét vào thời điểm dòng chảy yếu.
- Có kế hoạch giảm thiểu tác động qua điều tra sinh thái trong giai đoạn quy hoạch dự án nhằm tránh thay đổi bề mặt đáy gây điều kiện không thích hợp cho sinh vật đáy.
- Thiết kế luồng phù hợp dựa theo nghiên cứu thuỷ văn.
- Đánh giá các phương án đổ bùn, lựa chọn vùng ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. - Đánh giá môi trường văn hoá - xã hội, di tích lịch sử, vv... trong khu vực dự án trước khi nạo vét.
- Xây dựng phương án phòng chống sự cố tràn dầu. Đào tạo nhân lực giải quyết sự cố.
- Thiết kế độ sâu luồng lạch phù hợp để ngăn ngừa xâm nhập mặn.
Đối với các tác động môi trường tiềm tàng, cần có biện pháp thay thế nhằm tránh những sự cố về môi trường xảy ra khi dự án đã hoàn thành. Do đó cần lựa chọn vị trí mới để xây dựng cảng nhằm tránh những vấn đề môi trường đáng tiếc xảy ra sau khi xây dựng cảng. Một vị trí xây dựng cảng thích hợp về môi trường cần đạt các tiêu chí sau:
+ Các đặc trưng vật lý (gió, thuỷ triều, dòng chảy, bồi lắng) đảm bảo việc bảo dưỡng luồng tàu thuận tiện;
+ Vùng ít bị bồi lắng để hạn chế nạo nét, duy tu luồng tàu;
+ Không nằm trong vùng bãi đẻ và đường di trú chính của tôm cá; + Yêu cầu di rời giải toả nhà cửa, công trình, tái định cư là tối thiểu; + Nằm ngoài khu vực nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, bãi tắm chính;
---
+ Hoạt động của dự án không gây tác hại xấu nghiêm trọng đến giá trị tài nguyên biển và ven bờ, không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nhạy cảm, nơi cư trú và đời sống của động thực vật hoang dã;
+ Có cơ sở hạ tầng, đảm bảo cấp nước, giao thông, trạm xử lý chất thải và có nguồn cung cấp nhân lực.
Ngoài ra còn tính đến việc xử lý (đổ) vật liệu nạo vét vì đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công cảng. Phụ thuộc vào đặc tính lý, hoá và mức độ ô nhiễm, vật liệu nạo vét (bùn đáy, cát sỏi) cần được xử lý trước khi đưa đi đổ (nếu mức độ ô nhiễm cao). Vị trí đổ cần xa khu dân cư, vùng nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nguồn nước cấp. Quan trắc thường xuyên quá trình nạo nét và đổ bỏ bùn đáy là yêu cầu bắt buộc.
--- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thạc Cán (chủ biên): Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2000.
2. Đặng Kim Chi: Hoá học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2001. 3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên): Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, 2003.
4. Hoàng Kim Cơ (chủ biên): Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2005.
5. Cục Môi trường - UNDP: Đánh giá tác động môi trường, tài liệu hướng dẫn nguồn nhân lực đào tạo, Hà Nội, 1997.
6. Dick Hortensius và Mark Barthel: Nói về ISO14001 - giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000, Bản dịch của Cục Môi trường, 1999.
7. Phạm Ngọc Đăng: Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2003.
8. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ: Kĩ thuật môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
9. Cao Trọng Hiền (chủ biên): Môi trường Giao thông, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2007.
10. Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ: Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
11. Lê Xuân Hồng: Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản thống kê, 2006.
12. Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé: Giáo trình môi trường và con người, Trường đại học Cần Thơ, 1999.
13. John Glasson, Riki Therivel và Andrew Chadwick: Giới thiệu về đánh giá tác động môi trường, Bản dịch của Cục Môi trường, 1998.
14. Lê Văn Khoa: Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục, 1997.
15. Trường Đại học Giao thông vận tải - Experco International: Bài giảng về nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và đường sắt, Tài liệu đào tạo, 2000.