Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam (1 tiết)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 135)

1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng nhà nƣớc Việt nam

Sau khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong khỏang thời gian từ năm 1945 đến tháng 5 năm 1951 trên phần lãnh thổ dưới chế độ dân chủ mới, nước ta không có một loại hình ngân hàng nào, mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đều do Bộ tài chính phụ trách.

Ngày 06/05/1951 ngân hàng quốc gia Việt nam được thành lập với tư cách là ngân hàng trung ương, đồng thời kiêm nhiệm chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng quốc gia Việt nam có nhiệm vụ:

_ Phát hành giấy bạc, điều hòa lưu thông tiền tệ

_ Huy động vốn của nhân dân, điều hòa và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất _ Quản lý ngân quỹ quốc gia

_ Quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài

Sự ra đời của ngân hàng quốc gia Việt nam là một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ở nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dưới chính thể dân chủ mới, nước ta đã thành lập được một ngân hàng mang đầy đủ tính chất độc lập, tự chủ của đất nước.

Thực hiện nghị định 171CP ngày 26/10/1961 của Chính phủ, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước được mở rộng, hệ thống tổ chức được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành một hệ thống từ trung ương đến các tỉnh, thành và huyện lỵ nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động kinh tế và đóng vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân.

Đặc điểm cơ bản của mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng một cấp thời kỳ này là: _ Một ngân hàng nhà nước duy nhất, có tổ chức trên khắp các địa bàn hành chính tới cấp huyện, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước.

_ Hệ thống ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời hai chức năng quản lý nhà nước và hạch toán kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Ngày 26/03/1988, Chính phủ ra Nghị định 053HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt nam, nội dung chủ yếu là tổ chức thành hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước gồm hai cấp:

_ Ngân hàng cấp I – Ngân hàng trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng và ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân; thực hiện độc quyền phát hành tiền; tổ chức thanh toán trong nêề kinh tế; thực hiện một số hoạt động kinh doanh tổng hợp trong hệ thống ngân hàng.

_ Ngân hàng cấp II – Ngân hàng chuyên doanh tổ chức kinh doanh tiền tệ trực tiếp đối với nền kinh tế

Mô hình ngân hàng 2 cấp ở Việt nam có đặc điểm nổi bật:

 Mô hình ngân hàng 2 cấp là mô hình cho phép phân định rành mạch, rõ ràng giữa các chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng trung ương, với chức năng tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

 Hoạt động của ngân hàng trung ương là những mặt hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô không nhằm mục đích kiếm lợi nhuận mà nhằm mục đích ổn định tiền tệ, ổn định giá cả thị trường, ngoại hối để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vì vậy nó được phép sử dụng những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, phù hợp với luật pháp để thực hiện nhiệm vụ của mình.

 Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tồn tại hoạt động với tư cách là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận một cách chính đáng góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh cùng phát triển.

2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam

Ngân hàng nhà nước Việt nam được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.

Ngân hàng nhà nước hoạt động dưới sự điều hành của Thống đốc ngân hàng nhà nước là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách.

3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam

3.1. Chức năng

Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng

làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; nhằm ổn định giá trị đồng tiền góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

_ Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước _ Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt nam

_ Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động

_ Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp nhận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng

_ Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

_ Quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ _ Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế

_ Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng _ Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_ Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước hay Chính phủ ủy quyền

_ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng

_ Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế, đổi, tiêu hủy tiền

_ Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế

_ Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng cho các ngân hàng, kho bạc nhà nước,…

C. TÓM TẮT CHƢƠNG

1. Ngân hàng trung ương ra đời xuất phát từ đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cùng với yêu cầu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Sự ra đời của ngân hàng trung ương là hệ quả của quá trình chuyển hóa ngân hàng thương mại thành ngân hàng phát hành, và ngân hàng phát hành thành ngân hàng trung ương gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vực này. Ngân hàng trung ương ra đời không vì mục đích tìm kiếm doanh lợi, mà xuất phát từ yêu cầu của quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ ổn định tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả để phát triển kinh tế.

2. Có 2 mô hình tổ chức ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ (Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội) và Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ. Hệ thống tổ chức của ngân hàng trung ương được bố trí theo tuyến dọc: bên trên là ngân hàng

3. Ngân hàng trung ương có các chức năng sau: Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ, Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước.

4. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng trung ương thể hiện vai trò rất quan trọng: vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia, vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

5. Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ - tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Chính sách tiền tệ có thể xác định theo một trong hai hướng sau: chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu sau: kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền; tăng trưởng kinh tế; và tạo công ăn việc làm. Chính sách tiền tệ bao gồm 3 chính sách cơ bản: chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối, và chính sách đối với ngân sách nhà nước. Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò của mình, ngân hàng trung ương đã sử dụng hàng loạt các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở,… Mỗi loại công cụ có cơ chế vận hàng riêng và ưu nhược điểm khác nhau

6. Ngày 06/05/1951 ngân hàng quốc gia Việt nam được thành lập với tư cách là ngân hàng trung ương, đồng thời kiêm nhiệm chức năng của ngân hàng thương mại. Sự ra đời của ngân hàng quốc gia Việt nam là một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ở nước ta. Tháng 01/1960 ngân hàng quốc gia Việt nam đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam. Ngày 26/03/1988, Chính phủ ra Nghị định 053HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt nam, nội dung chủ yếu là tổ chức thành hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước gồm hai cấp cho đến hiện nay.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày quá trình ra đời của ngân hàng trung ương.

2. Trình bày mô hình và hệ thống tổ chức ngân hàng trung ương.

3. Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ?

4. Trình bày mối quan hệ giữa chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

5. Hãy phân tích vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian.

6. Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng? 7. Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước? 8. Hãy phân tích các vai trò của ngân hàng trung ương.

9. Hãy phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

10. Để điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chủ yếu nào?

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 536-553, 554-558. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 167-198. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 468- 484. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

4. GS.TS. Dương Thị Bình Minh,TS.Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 227-266. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

5. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Trang 97-113. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà nội

6. TS. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 228-260. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

7. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 304- 363. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

Chƣơng 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

A. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG

Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau:

_ Những vấn đề chung về Tài chính quốc tế ( khái niệm, đặc điểm, vai trò).

_ Các hình thức quan hệ Tài chính quốc tế của Việt nam ( tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế trực tiếp, viện trợ quốc tế không hoàn lại).

_ Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế

_ Nắm vững và phân biệt được sự khác nhau giữa UNDP và IMF.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG (6 tiết)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 135)