Những vấn đề chung về Tài chính doanh nghiệp ( TCDN) (1,5 tiết) 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 43)

1. Khái niệm

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.

Nếu xét trên góc độ cung và cầu vốn trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp được chia làm hai loại:

+ Doanh nghiệp tài chính: là các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ... là những doanh nghiệp có khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

+ Doanh nghiệp phi tài chính: là các doanh nghiệp lấy sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thông thường làm hoạt động kinh doanh chính.

Trong chương này ta chỉ đề cập đến Tài chính các doanh nghiệp phi tài chính.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có những yếu tố cần thiết như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Đằng sau đó chính là các quan hệ kinh tế, được gọi là các quan hệ tài chính như:

_ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. _ Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.

_ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác.

_ Quan hệ tài chính nảy sinh trong các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu:

TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.

_ Mọi sự vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp đều nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

_ TCDN gắn liền với hình thức sở hữu doanh nghiệp. _ TCDN gắn với chế độ hạch toán kinh doanh.

3. Vai trò của TCDN

_ Thứ nhất, Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

+ Giúp lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn để hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện một cách nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất.

_ Thứ hai, Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

TCDN có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, chọn ra dự án đầu tư tối ưu; huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

_ Thứ ba, Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh.

Vai trò này thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ; xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hoá bán, dịch vụ ...

_ Thứ tư, Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

4. Các nguyên tắc tổ chức TCDN

_ Nguyên tắc tôn trọng pháp luật

Nguyên tắc hàng đầu của tổ chức TCDN là hoạt động phải tuân thủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải hiểu luật để đầu tư đúng hướng- nơi được Nhà nước khuyến khích ( như giảm thuế, tài trợ tín dụng)...

_ Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

Yêu cầu của nguyên tắc này là lấy thu bù chi và có doanh lợi. Nó hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do vậy, hạch toán kinh doanh không chỉ là điều kiện để thực hiện mà còn là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như không muốn bị phá sản.

_ Nguyên tắc giữ chữ tín

Giữ chữ tín là nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh nói chung, trong tổ chức TCDN nói riêng. Trong kinh doanh, đi đôi với việc giữ chữ tín, doanh nghiệp cũng cần phải tỉnh táo, đề phòng sự bội tín của đối phương nhằm đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh.

_ Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu của công tác tổ chức TCDN: an toàn

trong việc lựa chọn nguồn vốn, an toàn trong việc lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, an toàn trong việc sử dụng vốn...

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 43)